Hiện nay, Kinh doanh thức ăn chăn nuôi đang là một trong những ngành nghề đầy tiềm năng và thu hút rất nhiều sự quan tâm. Tại bài viết dưới đây Luật sư 247 sẽ chia sẻ đến bạn thủ tục đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Thức ăn chăn nuôi là gì?
Thức ăn chăn nuôi, thủy sản là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống (hoặc bổ sung vào môi trường nuôi đối với thức ăn thủy sản) ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng ở các dạng: Nguyên liệu, thức ăn đơn; thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh; thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn và các sản phẩm bổ sung vào môi trường nuôi (đối với thức ăn thủy sản) nhằm tạo thức ăn tự nhiên, ổn định môi trường nuôi, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.
Kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy sản bao gồm các hoạt động sản xuất, gia công, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
a) Sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản là việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động sản xuất, chế biến, san chia, bao gói, bảo quản, vận chuyển thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
b) Gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản là quá trình thực hiện một phần hoặc toàn bộ các công đoạn sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt hàng.
Điều kiện đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Điều kiện đối với cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi.
- Địa điểm sản xuất, gia công phải nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi những yếu tố như chất thải, hóa chất độc hại, chuồng trại chăn nuôi.
- Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài.
- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường.
- Đạt yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị: có dây chuyền sản xuất phù hợp; có giải pháp kỹ thuật đảm bảo thông thoáng, chống ẩm; có kho bảo quản nguyên liệu; có thiết bị, dụng cụ đo lường; có giải pháp về thiết bị, dụng cụ để kiểm soát các tạp chất; có giải pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật; Có thiết bị hút bụi, xử lý chất thải phù hợp.
- Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, chăn nuôi – thú y, thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học.
- Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất, gia công.
Điều kiện đối với cơ sở mua bán thức ăn chăn nuôi.
- Thức ăn chăn nuôi, tại nơi bày bán, kho chứa phải cách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác.
- Có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung cấp.
- Có giải pháp phòng chống chuột, chim và động vật gây hại khác.
Điều kiện với cơ sở nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi phải có hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi đáp ứng các yêu cầu về điều kiện bảo quản đảm bảo chất lượng hàng hóa, bảo vệ môi trường và theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Hồ sơ giấy phép đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi gồm những gì?
Đối với thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước.
Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam;
- Bản sao thông báo tiếp nhận công bố hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi;
- Bản chính hoặc bản sao chứng thực hợp đồng gia công thức ăn chăn nuôi;
- Bản chính hoặc bản sao các giấy tờ sau: Tiêu chuẩn công bố áp dụng, bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới (nếu có);
- Bản chính hoặc bản sao phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;
- Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).
Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
- Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương của thức ăn chăn nuôi nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp theo quy định;
- Bản sao một trong các giấy chứng nhận ISO, GMP, HACCP hoặc tương đương của cơ sở sản xuất;
- Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: Tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn, công dụng, hướng dẫn sử dụng;
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam; nhãn phụ sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định;
- Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận;
- Mẫu nhãn của sản phẩm (có xác nhận của nhà cung cấp hoặc nhà nhập khẩu);
Thủ tục đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Để có giấy phép kinh doanh thức ăn chăn nuôi chúng ta có thể đăng ký theo hai hình thức là hộ kinh doanh cá thể hoặc công ty.
Thành lập hộ kinh doanh cá thể.
Đối với việc thành lập hộ kinh doanh cá thể thì thủ tục đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi được thực hiện như sau:
- Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ kinh doanh gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện – nơi kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm:
Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
Số vốn kinh doanh;
Ngành, nghề kinh doanh;
Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh.
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh.
- Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ tiến hành trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ và nếu đủ các điều kiện sau:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm;
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định;
- Nộp đủ lệ phí đầy đủ.
Trường hợp hồ sơ đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh cá thể.
Nếu sau 05 ngày làm việc, mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi hồ sơ thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định.
Thành lập công ty.
Đối với thủ tục đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi khi thành lập công ty thì hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên của công ty
- Bản sao các giấy tờ chứng thực cá nhân
Trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi như sau:
Người thành lập công ty nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền. Lưu ý là phải đăng ký đúng mã ngành kinh doanh thức ăn chăn nuôi
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc. Nếu hồ sơ đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị từ chối thì thông báo bằng văn bản cho người làm thủ tục đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; cơ quan không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không nằm trong quy định.
Mời bạn xem thêm:
- Vốn bao nhiêu thì phải đăng ký kinh doanh
- Cách kiểm tra đăng ký kinh doanh hộ cá thể
- Điều kiện đăng ký kinh doanh hộ gia đình
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Thủ tục đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi năm 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, thủ tục tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833.102.102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cơ sở kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm như sau:
– Có giấy đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
– Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ kinh doanh rõ ràng.
– Nơi bày bán và bảo quản thức ăn chăn nuôi phải thông thoáng, đủ ánh sáng, không ẩm ướt; hạn chế được các ảnh hưởng của độ ẩm, nhiệt độ, côn trùng, động vật, bụi bẩn và các tác động xấu của môi trường.
– Có thiết bị cân đo chính xác và được định kỳ bảo dưỡng; dụng cụ sử dụng phải bảo đảm vệ sinh, không bị han gỉ hoặc nhiễm mốc.
– Nơi bày bán, bảo quản và các phương tiện vận chuyển, dụng cụ kinh doanh phải riêng biệt đối với thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất độc hại khác.
– Thức ăn chăn nuôi kinh doanh phải nằm trong Danh mục được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành; có bảng tiêu chuẩn công bố áp dụng; không chứa hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng.
Không quá 25 ngày làm việc.
– Thời hạn kiểm tra thành phần hồ sơ: Không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký.
– Thời hạn thẩm định nội dung hồ sơ, ban hành văn bản xác nhận: Không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Phí : 1050000 Đồng (Đối với thức ăn thủy sản)
Phí : 50000 Đồng
(Lệ phí công nhận thức ăn thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam: 50.000 đồng/lần)