Thủ tục đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú

20/08/2021
ký kết hôn tại nơi tạm trú
3468
Views

Việc đăng ký kết hôn được coi là một việc vô cùng hệ trọng. Để đi đến kết hôn khi cả hai đã đủ trưởng thành; đáp các điều kiện của pháp luật. Khi hai người đã quyết định tiến tới hôn nhân thì việc đăng ký kết hôn là điều kiện đầu tiên để hai người xây dựng cuộc sống gia đình sau này. Vậy khi hai người đăng ký kết hôn mà không ở tại nơi thường trú thì có được thực hiện tại nơi tạm trú. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về thủ tục đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú được thực hiên như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Có đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú được không?

Nơi cư trú được giải thích cụ thể ở Luật Cư trú hiện hành; theo quy định nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú; nơi tạm trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú; đã đăng ký tạm trú.

Như vậy, nơi tạm trú cũng được xem là nơi cư trú của công dân và công dân có thể lên cơ quan có thẩm quyền ở nơi tạm trú để thực hiện các thủ tục về hộ tịch.

Theo căn cứ nêu trên, việc đăng ký kết hôn hoàn toàn có thể tiến hành ở nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên nam, nữ.

Như vậy, ngoài nơi thường trú các bạn cũng có thể lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi các bạn đã đăng ký tạm trú để thực hiện việc đăng ký kết hôn.

Thẩm quyền đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú

Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Theo quy định tại Luật Hộ tịch; cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn là UBND cấp xã; trừ trường hợp có yếu tố nước ngoài thì UBND cấp huyện sẽ thực hiện việc đăng ký kết hôn: ” UBND cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn”.

Như vậy, thẩm quyền đăng ký kết hôn trong nước theo quy định thuộc về UBND cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ.

Thủ tục đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú

Đăng ký kết hôn, dù được thực hiện ở nơi đăng ký thường trú hay nơi đăng ký tạm trú thì cũng đều phải được thực hiện theo trình tự thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật.

Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu);
  • Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; giấy tờ khác có giá trị tương đương của hai bên;
  • Sổ tạm trú của người có đăng ký tạm trú ở nơi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn;
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam do UBND cấp xã nơi hai bên đăng ký thường trú cấp chưa quá 06 tháng; tính đến ngày nhận hồ sơ;

 Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền

Sau khi chuẩn bị hoàn tất những hồ sơ đã liệt kê ở trên; cả hai bên nam nữ mang hồ sơ đến nộp tại UBND cấp xã nơi bạn hoặc người yêu bạn đã đăng ký tạm trú để được đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.

Xem xét và cấp Giấy chứng nhận kết hôn

Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật; nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch; cùng hai bên nam; nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam; nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.

Công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịchUBND cấp xã ký; tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Đến đây, thủ tục đăng ký kết hôn của bạn đã hoàn tất.

Có thể thấy; thủ tục đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú tương tự như thủ tục đăng ký kết hôn tại nơi đăng ký thường trú. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận kết hôn thì quan hệ hôn nhân của hai bên đã được pháp luật công nhận.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung Thủ tục đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình là gì?

Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình quy định về điều kiện đăng ký kết hôn thì nam; nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau:
– Từ đủ 20 tuổi đối với nam và từ đủ 18 tuổi đối với nữ
– Sự tự nguyện của nam, nữ trong kết hôn
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự
– Việc kết hôn phải không thuộc các trường cấm theo quy định.

Đăng ký kết hôn là gì?

Đăng ký kết hôn là thủ tục do pháp luật qui định nhằm công nhận việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam, nữ khi kết hôn. Việc đăng kí kết hôn một mặt bảo đảm việc tuân thủ pháp luật trong việc kết hôn; mặt khác; giấy chứng nhận kết hôn hôn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp là chứng cứ xác nhận quan hệ vợ; chồng hợp pháp được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Ý nghĩa của việc đăng ký kết hôn?

Đăng ký kết hôn là thủ tục pháp lý; là cơ sở để luật pháp bảo vệ quyền lợi; sự ràng buộc về nghĩa vụ của mỗi người. Giấy đăng ký kết hôn là một loại giấy tờ hộ tịch nhân thân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận một người nằm trong trình trạng hôn nhân. Sau khi đăng ký kết hôn; sẽ phát sinh quyền lợi; nghĩa vụ đối với người chồng và người vợ. Nếu như nam nữ sống chung mà không đăng ký kết hôn; sẽ gặp rắc rối trong việc xác định tài sản chung và tài sản riêng; cũng như rất khó khăn để chứng minh quyền lợi của mình

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận