Thủ tục đăng ký hồ sơ thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân

01/06/2021
736
Views

Bán doanh nghiệp tư nhân hay thay đổi chủ sở dữu doanh nghiệp tư nhân đồng thời thay đổi luôn giám đốc doanh nghiệp tư nhân là một trong những nhu cầu thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh rất thường thấy của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn đầy biến động hiện nay.

Xin chào Luật sư! Tôi hiện nay đang kinh doanh trong lĩnh vực mỹ phẩm. Nhưng do tình hình dịch bệnh, dẫn đến việc làm ăn thua lỗ, tài chính suy giảm. Tôi có nhu cầu chuyển lại cửa hàng cho anh em trong nhà? Luật sư cho tôi hỏi: Hồ sơ thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân như thế nào? Trình tự tiến hành thay đổi ra sao? Rất mong nhận sự phản hồi của Luật sư? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Luật sư xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp luật

Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT

Nội dung tư vấn

Chủ doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân (Chủ DNTN) có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Quyền quyết định doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ. Do đó, Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các trường hợp thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân

Thủ tục tiến hành thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân được tiến hành trong các trường hợp sau:

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân bán, tặng cho doanh nghiệp
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân chết, mất tích

Người tiến hành thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân: người mua, người được tặng cho, người được thừa kế.

Hồ sơ thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân

Đối với trường hợp tặng cho doanh nghiệp.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân (có chữ ký của người tặng cho; người được tặng cho);
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người được tặng cho: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
  • Hợp đồng hợp đồng tặng cho doanh nghiệp và các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc tặng cho;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế;
  • Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);
  • Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

Đối với trường hợp bán cho doanh nghiệp

Điều 187. Bán doanh nghiệp

  1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác.
  2. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.
  3. Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.
  4. Người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này.

Như vậy, khi mua lại doanh nghiệp, bạn phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân tức là sang tên chủ doanh nghiệp tư nhân.

Đối với trường hợp chủ doanh nghiệp chết, mất tích.

Trường hợp không có di chúc của chủ doanh nghiệp đã chết,thì gia đình bạn cần lập một văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Căn cứ vào Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật “Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;..”
Sau khi có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thì bạn phải làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp do thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp.
Khi đó trường hợp đã có và chưa có di chúc thực hiện các thủ tục dưới đây:

  • Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân (có chữ ký của người người thừa kế);
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người người thừa kế: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
  • Giấy chứng tử, tuyên bố mất tích của Tòa án đối với chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết, mất tích, văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người được thừa kế;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế;
  • Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);
  • Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

Trình tự thực hiện hồ sơ thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, hồ sơ sau:

Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân (theo mẫu Phụ lục II-4, Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)

Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân như: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực của người mua, người được tặng cho doanh nghiệp tư nhân, người thừa kế

Bước 2: Nộp hồ sơ
Đối tượng thực hiện nộp hồ sơ: Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bán, tặng cho doanh nghiệp hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân chết, mất tích thì người mua, người được tặng cho, người được thừa kế phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân.

Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký

Nhận giấy biên nhận hồ sơ từ cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh

Số lượng hồ sơ: 1 bộ

Bước 3: Nhận kết quả thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tên chủ sở hữu mới của doanh nghiệp tư nhân.

Mẫu thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân

Dịch vụ thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân

Luật sư X với phương châm luôn sẵn sàng giúp đỡ khách hàng khi cần thiết hân hạnh cung cấp dịch vụ thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở đây.

– Khách hàng có thể tiết kiệm được thời gian khi sử dụng dịch vụ của luật sư X. Với đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ thực hiện các trình tự, thủ tục cơ bản cho quý khách. Không chỉ là hỗ trợ thủ trong thời gian nhanh mà đảm bảo hồ sơ, tài liệu cần cho việc giải thể cũng được chúng tôi thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Góp phần tiết kiệm thời gian một cách tốt nhất cho khách hàng.

– Môi trường làm việc chuyên nghiệp. Luật sư X không chỉ hỗ trợ về mặt thủ tục hồ sơ thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân; mà còn sẵn sàng tư vấn để giải đáp những vướng mắc của khách hàng về giải thể doanh nghiệp. Khách hàng chỉ cần cung cấp những thông tin cơ bản rồi đợi nhận kết quả mà không cần tốn công sức thực hiện.

Nếu có thắc mắc gì về “Thủ tục đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân” thì xin liên hệ: 0833102102

Mời các bạn xem thêm bài viết: Trình tự, thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh công ty năm 2021

Câu hỏi thường gặp

Vai trò của chủ doanh nghiệp tư nhân?

Chủ DNTN là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.
Chủ DNTN là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Những quyền hạn này của Chủ DNTN được pháp luật thừa nhận và quy định tại Điều 143 Luật doanh nghiệp 2005, Điều 185 Luật doanh nghiệp 2014 và hiện nay là Điều 190 Luật doanh nghiệp 2020.

Chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân?

Chủ DNTN chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh; thành viên công ty hợp danh. Khi Doanh nghiệp tư nhân chưa chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý thì Chủ doanh nghiệp không thể đăng ký làm chủ một Doanh nghiệp tư nhân khác.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có được mở công ty trách nhiệm hữu hạn không?

 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định:
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.”

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận