Sản xuất thực phẩm đang là một ngành nghề kinh doanh phổ biến rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên, nhiều cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ mới tham gia thị trường vẫn còn bỡ ngỡ khi muốn xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thực phẩm. Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Thủ tục đăng ký cơ sở sản xuất thực phẩm” qua bài viết sau đây nhé!
Thủ tục đăng ký cơ sở sản xuất thực phẩm
Để được chứng nhân là doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hợp pháp, cần những giấy tờ sau đây:
– Trước tiên liên hệ với Trung tâm y tế dự phòng quận (huyên) để tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến.
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở (tùy vào loại hình doanh nghiệp mà bên bạn đăng ký để thực hiện chuẩn bị hồ sơ thủ tục đăng ký doanh nghiệp).
Hồ sơ Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu 1 được ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
a) Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
b) Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
4. Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
a) Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);
b) Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).
5. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:
a) Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);
b) Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).
Thủ tục đăng ký cơ sở sản xuất thực phẩm
Điều 34 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
+ Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật An toàn thực phẩm 2010;
+ Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trình tự, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
* Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
+ Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
+ Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
* Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 5 Thông tư 47/2014/TT-BYT:
– Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sau đây:
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện,thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.
– Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.
* Thời hạn giải quyết 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Những trường hợp không được cấp lý lịch tư pháp?
- Tờ khai thay đổi thông tin bảo hiểm xã hội
- Thủ tục thanh toán bảo hiểm tai nạn giao thông
- Kiếm tiền trên Telegram có lừa đảo không?
- Mẫu giấy mua bán đất rừng
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục đăng ký cơ sở sản xuất thực phẩm”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như tra cứu quy hoạch xây dựng, quản lý xin xác nhận độc thân, mã số thuế cá nhân, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất, trích lục khai tử, mẫu trích lục hồ sơ địa chính, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
− Người thành lập doanh nghiệp là người kê khai hồ sơ đăng ký kinh doanh cơ sở sản xuất thực phẩm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp;trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật; chữ ký của những người đại diện theo pháp luật trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý như nhau.
− Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp.
− Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông của công ty với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác.
– Lựa chọn loại hình kinh doanh
– Chuẩn bị bản sao y công chứng CMND hoặc hộ chiếu các thành viêc (công ty TNHH), các cổ đông (đối với loại hình công ty cổ phần)
– Đặt tên cho công ty được quy định tại Điều 42 của Luật doanh nghiệp 2014
– Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp hóa của công ty :
– Xác định nhanh nghề kinh doanh mà công ty dự kiến kinh doanh
– Xác định vốn điều lệ : là vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời gian nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
– Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì thời gian để xử lý hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 03 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ.