Điều kiện kinh doanh hàng nông sản cần những gì?

10/06/2022
Điều kiện kinh doanh hàng nông sản
423
Views

Nước ta là một nước nông nghiệp lúa nước từ thời sơ khai  và ngày nay cũng vậy, rất nhiều những trang trại với những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Chính vì vậy, nông nghiệp chính là nguồn thu lớn nhất của nước ta. Ngày càng nhiều những công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh các loại nông sản ra đời. Vậy, sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Điều kiện kinh doanh hàng nông sản” qua bài viết sau đây nhé!

Điều kiện kinh doanh hàng nông sản

Điều kiện kinh doanh là điều kiện mà pháp luật quy định chủ thể kinh doanh phải có khi kinh doanh trong một số ngành nghề nhất định. Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới hai hình thức:

  • Giấy phép kinh doanh (có thể mang nhiều tên khác nhau như giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép hoạt động) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Ví dụ: muốn kinh doanh khí hóa lỏng, kinh doanh thuốc lá, kinh doanh xăng dầu… chủ thể kinh doanh chỉ được kinh doanh những ngành nghề này khi được Sở Thương mại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy phép kinh doanh; hoặc muốn kinh doanh tín dụng (thành lập tổ chức tín dụng) phải được Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép hoạt động. Giấy phép kinh doanh chỉ có thời hạn nhất định;
  • Các điều kiện quy định về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông và quy định về các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh doanh (gọi tắt là điều kiện kinh doanh không cần giấy phép).

Đăng ký giấy phép kinh doanh ở bất kỳ một ngành nghề nào cũng vậy, là một thủ tục pháp lý không thể bỏ qua khi bắt đầu kinh doanh. Đối với kinh doanh nông sản cũng vậy, việc đăng ký và xin giấy phép kinh doanh nông sản là việc đầu tiên và quan trọng nhất. Có xin được giấy phép kinh doanh thì công ty, cơ sở của bạn mới có thể hoạt động được. Tuy nhiên để có đủ điều kiện để thực hiện những thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh lại không hề đơn giản. Cụ thể phải đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Có địa điểm sản xuất giống cây trồng phù hợp với quy hoạch của ngành Nông nghiệp, ngành Thuỷ sản và phù hợp với yêu cầu sản xuất của từng loại giống, từng cấp giống; bảo đảm tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật và pháp luật về thuỷ sản;
  • Có cơ sở vật chất và trang, thiết bị kỹ thuật phù hợp với quy trình kỹ thuật sản xuất từng loại giống, từng cấp giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành;
  • Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật đã được đào tạo về kỹ thuật trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ thực vật.

Điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh gạo

Điều kiện kinh doanh hàng nông sản
Điều kiện kinh doanh hàng nông sản

Là một phần nhỏ nông sản, để kinh doanh gạo bạn cũng cần có giấy phép kinh doanh gạo nói riêng hay giấy phép kinh doanh nông sản nóng chung. Và để có giấy phép này doanh nghiệp của bạn cũng cần phải có một số điều kiện sau:

  • Được thành lập hợp pháp theo pháp lý nhà nước
  • Có địa điểm sản xuất giống cây trồng phù hợp với quy hoạch của ngành nông nghiệp, thủy sản, phù hợp với yêu cầu của từng loại. Đồng thời bảo đảm tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật
  • Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với kỹ thuật sản xuất của từng loại
  • Có nhân viên kỹ thuật đã qua đào tạo kiến thức về nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, bảo vệ thực vật
  • Riêng đối với kinh doanh gạo cần có kho chứa, có cơ sở chuyên xay xát
  • Với cơ sở kinh doanh giống cây trồng thì cần có nhân viên kiểm nghiệm, thiết bị kiểm nghiệm giống cây trồng

Chỉ khi cơ sở, công ty bạn đảm bảo được đầy đủ các yếu tố do pháp luật quy định thì việc xin giấy phép kinh doanh gạo mới trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

Điều kiện kinh doanh sản xuất giống cây trồng:

Giống cây trồng là một quần thể cây trồng đồng nhất về hình thái và có giá trị kinh tế nhất định, nhận biết được bằng sự biểu hiện ra bên ngoài của các đặc tính do kiểu gen quy định. Nó cũng được phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính và di truyền được cho đời sau. Tuy nhiên không phải ai, cơ sở nào cũng có thể kinh doanh, sản xuất giống cây trồng được mà nó phải có đầy đủ yếu tố để xin được giấy phép kinh doanh giống cây trồng:

  • Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống cây trồng
  • Có địa điểm sản xuất giống cây trồng phù hợp, đảm bảo tiêu chuẩn do bộ nông nghiệp đề ra.
  • Có cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với đặc tính của mỗi loại cây, do bộ Nông nghiệp yêu cầu.
  • Có nhân viên kỹ thuật đủ năng lực trình độ nhận biết và bảo quản các loại giống cây trồng.
  • Có hoặc thuê nhân viên kiểm nghiệm, thiết bị kiểm nghiệm giống cây trồng.

Thủ tục xin giấy chứng nhận kinh doanh nông sản

Trong đó sự ghi nhận này được thể hiện trong giấy chứng nhận kinh doanh bằng văn bản, cụ thể hoặc bản điện tử. Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nông sản, quý khách thực hiện như sau:

Soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh với các tài liệu:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận
  • Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của chủ cơ sở kinh doanh hoặc người đứng đầu công ty
  • Nếu thành lập công ty thì cần có thêm
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên công ty, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, danh sách người đại diện theo ủy quyền
  • Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư kèm theo chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu của người đại diện

Hồ sơ đăng ký kinh doanh nông sản được nộp tại tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở doanh nghiệp nếu thành lập công ty). Hoặc nộp phòng kinh tế/ kế hoạch tài chính thuộc ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nếu thành lập hộ kinh doanh.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy chứng nhận trong thời hạn từ 3 đến 5 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ. Nếu không hợp lệ thì gửi văn bản thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Điều kiện kinh doanh hàng nông sản”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như quản lý mã số thuế cá nhân, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất, trích lục khai tử, mẫu trích lục hồ sơ địa chính, cấp bản sao trích lục hộ tịch, giấy phép flycam, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn xin tạm ngừng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Kinh doanh nông sản có cần xin giấy phép VSATTP không?

Giấy phép VSATTP là loại giấy phép cần phải có để đảm bảo cơ sở kinh doanh của mình đã đạt điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định. Trước thực trạng thực phẩm bẩn, kém chất lượng, có chứa chất độc hại tràn lan trên thị trường như hiện nay thì giấy phép này gần như là bắt buộc, đặc biệt là cơ sở chế biến, đóng gói nông sản. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho loại hình kinh doanh này đó chính là Sở Nông Nghiệp.

Thủ tục sau khi đăng ký kinh doanh nông sản dưới hình thức thành lập công ty như thế nào?

– Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định (Điều 33 Luật Doanh nghiệp 2014, quy định)
– Khắc dấu và thông báo sử dụng mẫu dấu
– Treo biển tại trụ sở công ty
– Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế
– Mở tài khoản ngân hàng và thông báo với Sở kế hoạch và đầu tư
– Đăng ký chữ ký số điện tử
– Kê khai và nộp thuế môn bài

Kinh doanh hàng nông sản có đặc điểm gì?

– Tính thời vụ: Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ rõ ràng, cần phải biết qui luật sản xuất các mặt hàng nông nghiệp làm tốt công tác chuẩn bị trước mùa thu hoạch, đến kì gặt hái tập trung lao động nhanh chóng triển khai công tác thu mua và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
– Tính phân tán: Hàng nông sản phân tán ở vùng nông thôn và trong tay hàng triệu nông dân, sức tiêu thụ thì tập trung ở thành phố và khu công nghiệp tập trung. Phương thức lưu thông hàng nông sản là phân tán – tập trung, nông thôn – thành thị.  Vì vậy, việc bố trí địa điểm thu mua, phương thức thu mua, chế biến và vận chuyển đều phải phù hợp với đặc điểm nói trên. 
– Tính khu vực: Tuỳ theo địa hình, nơi thì thích ứng với việc trồng lúa, nơi thì trồng bông, nơi thì chăn nuôi, đánh bắt cá, hình thành những khu vực sản xuất khác nhau và giống cây trồng vật nuôi khác nhau, chính vì thế có những cơ sở sản xuất sản phẩm hàng hoá nông nghiệp rất khác nhau với tỉ lệ hàng hoá khá cao.
– Tính tươi sống: Hàng nông sản phần lớn là động vật, thực vật tươi sống, dễ bị hỏng ôi, kém phẩm chất vì chết chóc. Hơn nữa, chủng loại, số lượng, chất lượng cũng rất khác biệt nhau. 
Khi thu mua cấn đặc biệt lưu ý phân loại, chế biến, bảo quản, vận chuyển nhằm làm cho phương thức kinh doanh phù hợp với đặc điểm hàng hoá từng loại. Việc thu mua, vận chuyển, bầy bán đều phải khẩn trương, kịp thời, tránh hao tổn.
– Tính không ổn định: Sản xuất nông nghiệp không ổn định, sản lượng lên xuống thất thường, vùng này được mùa, vùng kia mất mùa.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.