Thời đại công nghệ số ngày càng phát triển, vấn đề xâm phạm sở hữu trí tuệ ngày một tăng lên. Nhiều cá nhân, tổ chức đã chủ động hơn trong việc bảo vệ logo của mình bằng cách đăng ký bảo hộ logo. Tuy nhiên, thủ tục đăng ký bảo hộ logo vẫn còn khá rắc rối, gây lúng túng cho người đăng ký. Vì vậy, Luật sư 247 xin hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ logo để giúp quá trình đăng ký được nhanh chóng và đúng theo quy định.
Căn cứ pháp lý
Có bắt buộc phải đăng ký bảo hộ logo không?
Luật sở hữu trí tuệ không bắt buộc chủ sở hữu phải tiến hành đăng ký bảo hộ logo cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, việc đăng ký là hoàn toàn tự nguyện trên tinh thần nâng cao ý thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo.
Vậy, mặc dù pháp luật không bắt buộc đăng ký, chủ sở hữu vẫn nên tiến hành đăng ký bảo hộ logo để tránh trường hợp người khác lấy logo, thương hiệu của mình đi đăng ký, sau đó họ quay ngược lại yêu cầu mình không được sử dụng logo, thương hiệu nữa. Theo quy định của Pháp luật thì ai được cấp văn bằng bảo hộ thì người đó có quyền, không cần phải chứng minh. Còn người không có văn bằng bảo hộ phải tìm mọi cách để chứng minh logo, thương hiệu đó do mình sáng tạo ra, nếu không chứng minh được mình sẽ phải chấm dứt quyền sử dụng.
Thủ tục đăng ký bảo hộ logo gồm bước sau:
Thủ tục đăng ký bảo hộ logo dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu
Bước 1: Chuẩn bị logo để đăng ký bảo hộ
Thiết kế logo cần đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa diễn tả được nội dung thông điệp muốn truyền tải. Logo phải là duy nhất, không vi phạm các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu.
Phân nhóm hàng hóa/dịch vụ. Đây là thủ tục bắt buộc khi đăng ký logo thương hiệu dưới hình thức bảo hộ nhãn hiệu. Hàng hóa/dịch vụ được phân nhóm theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa/dịch vụ theo thoả ước Ni-xơ.
Tra cứu logo để xem logo có dấu hiệu trùng lặp, tượng tự gây nhầm lẫn với những logo đã được bảo hộ hay có phạm phải các điều kiện quy định tại Điều 74 luật Sở hữu trí tuệ thì hay không.
Bước 2: Lựa chọn hình thức đăng ký bảo hộ logo
Logo có hai hình thức đăng ký bảo hộ đó là đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu và đăng ký bản quyền dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Mỗi hình thức đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy vào điều kiện của cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn một trong hai hình thức hoặc có thể đăng ký cả hai.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ logo
Sau khi phân loại và lựa chọn hình thức bảo hộ, chủ sở hữu cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ logo theo nội dung thành phần hồ sơ chúng tôi tư vấn.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký tại Cục bản quyền tác giả hoặc Cục sở hữu trí tuệ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức/cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký tại:
– Đăng ký logo tại Cục bản quyền tác giả theo hình thức đăng ký quyền tác giả
Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Đà Nẵng: Số 01 đường An Nhơn 7, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
Hồ Chí Minh: Số 170 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
– Đăng ký logo tại Cục sở hữu trí tuệ theo hình thức nhãn hiệu
Hà Nội: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Bước 5: Theo dõi đơn đăng ký bảo hộ logo sau khi nộp
Sau khi đơn đăng ký được nộp, đơn sẽ được cơ quan thẩm định kiểm duyệt hồ sơ trước khi đồng ý hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký logo cho chủ sở hữu.
- Giai đoạn Thẩm định hình thức
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ. Cục tiếp nhận hồ sơ sẽ xét duyệt trong vòng 1 tháng về vấn đề liên quan đến hình thức của đơn, về tài liệu cơ sở ban đầu có đầu đủ hay không và đưa ra quyết định xét duyệt đơn hay yêu cầu nộp bổ sung
- Giai đoạn Thẩm định nội dung
Trong khoảng thời gia từ 9 tháng đến 11 tháng Cục sở hữu trí tuệ sẽ xét duyệt nội dung của đơn đánh giá khả năng cấp giấy chứng nhận bảo hộ logo theo các điều kiện bảo hộ, người bảo hộ tiến hành nộp phí, lệ phí bảo hộ văn bản bảo hộ theo quy định.
- Giai đoạn Công bố đơn
Trong vòng 2 tháng Cục sở hữu trí tuệ tiến hành việc công bố đơn sau khi có quyết định hợp lệ về hình thức. Nội dung công bố đăng kí nhãn hiệu là các vấn đề có liên quan đến thông báo chấp thuận đơn hợp lệ, mẫu. Do đó thời gian từ khi nộp hồ sơ đăng kí bảo hộ nhãn hiệu Logo tới khi được cấp giấy chứng nhận rơi vào tẩm khảng từ 10 tháng đến 12 tháng trong điều kiện hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, không có tẩy xóa, chỉnh sửa, bổ sung. Trường hợp hồ sơ có vấn đề liên quan đến giấy tờ, điều kiện xác minh thì có thể kéo dài tới một năm rưỡi.
Bước 6: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ logo
Trường hợp khi thẩm định hồ sơ, hồ sơ đăng ký đặt yêu cầu theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, cơ quan đăng ký sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ logo cho chủ sở hữu.
Thủ tục đăng ký bảo hộ logo dưới hình thức đăng ký quyền tác giả
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Cá nhân, tổ chức chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ logo dưới hình thức đăng ký quyền tác giả. Thành phần hồ sơ được hướng dẫn bên dưới.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng hoặc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.
Bước 3: Theo dõi đơn đăng ký bảo hộ logo sau khi nộp
Sau khi đơn đăng ký được nộp, đơn sẽ được cơ quan thẩm định kiểm duyệt hồ sơ trước khi đồng ý hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ logo cho chủ sở hữu.
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ logo cho người nộp đơn. Tuy nhiên, thực tế thời gian đăng ký thường kéo dài thêm.
Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ logo thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ logo
Hồ sơ đăng ký bảo hộ logo dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu
Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ như sau:
- 02 Tờ khai đăng ký theo Mẫu 04-NH Phụ lục A Thông tư 16/2016/TT-BKHCN;
- 05 mẫu nhãn hiệu giống nhau (trừ mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai);
- Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (nếu Công ty thụ hưởng quyền đó từ người khác);
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Hồ sơ đăng ký dưới hình thức đăng ký quyền tác giả
Theo quy định tại Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ thì hồ sơ đăng ký bảo hộ logo gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả. (Trong đó Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.)
- Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
- Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền; (*)
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa; (*)
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả; (*)
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung. (*)
Lưu ý: Các tài liệu có đánh dấu (*) phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Một số lưu ý khi đăng ký bảo hộ logo
- Trước khi đăng kí bảo hộ thì các Doanh nghiệp nên tiến hành bước kiểm tra Logo trên cổng thông tin của Cục sở hữu trí tuệ để xem biểu tượng Logo của mình đăng kí có bị trùng không để tránh trường hợp Logo bảo hộ có tính tương tự với hình ảnh của Doanh nghiệp khác đã đăng kí bảo hộ
- Trường hợp yêu cầu bảo hộ Logo độc quyền tập thể thì yêu cầu nộp hồ sơ phải đầy đủ cả các văn bản thỏa thuận sử dụng Logo độc quyền; bản thuyết minh về những đặc tính của sản phẩm có Logo bảo hộ ; bản đồ xác minh nguồn gốc của sản phẩm trong trường hợp sản phẩm có đặc tính địa lý bảo hộ
- Đối với mẫu Logo phải được thể hiện với kích thước giao động trong khoảng 15 x 15mm đến 80 x 80mm
- Khi logo có xuất xứ từ những cuộc thi thương mại hay khoa học thì cũng phải cung cấp giấy khen ghi nhận các thông tin trên về logo mà bạn muốn đăng ký.
- Nếu người đủ điều kiện đăng kí Logo là người thừa kế hợp pháp thì cần có giấy tờ xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp của người trực tiếp nộp hay thụ hưởng quyền nộp đơn thì có chứng nhận thỏa thuận chuyển giao hợp đồng hay hợp đồng giao việc đăng ký, cũng giấy ủy quyền nếu có.
- Mô tả Logo yêu cầu bảo hộ là một bước quan trọng giúp thể hiện những đặc điểm nổi bật và riêng biệt của logo.
Dịch vụ đăng ký bảo hộ Logo của Luật Sư 247
Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh, dễ biến đổi. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ Logo sẽ khiến logo có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng. Trong khi đó, quy trình đăng ký bảo hộ logo với nhiều thủ tục, nếu các doanh nghiệp tự thực hiện sẽ gặp nhiều rủi ro. Việc sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ Logo của Luật Sư 247 sẽ khiến quý khách yên tâm trong từng khâu thực hiện:
- Tư vấn về giấy tờ, thủ tục thời gian cần thiết nhất cho việc đăng ký bảo hộ Logo.
- Tư vấn hình thức Đăng ký bảo hộ Logo phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
- Biên soạn hồ sơ đăng ký; cung cấp cho khách hàng những biểu mẫu phù hợp nhất, mới nhất.
- Là đại diện thay cho khách hàng tiến hành nộp hồ sơ đăng ký, nhận và trả lời thẩm định, nộp các khoản phí, lệ phí.
- Thay mặt cho khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ.
- Bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ lý hồ sơ (nếu có).
- Tiếp nhận các loại giấy chứng nhận Đăng ký bảo hộ Logo và bàn giao tới Quý khách hàng.
- Làm khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (nếu có).
- Tư vấn xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với Logo đã đăng ký (nếu có).
Chi phí đăng ký dịch vụ bảo hộ Logo của Luật sư 247
Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Mời bạn tham khảo bảng dịch vụ đăng ký bảo hộ logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của chúng tôi
Video Luật sư 247 giải đáp về Đăng ký bảo hộ Logo
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy trình thủ tục bảo hộ thương hiệu năm 2022
- Đăng ký logo thương hiệu độc quyền theo quy định của pháp luật
- Thủ tục đăng ký thương hiệu như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Thủ tục đăng ký bảo hộ logo theo quy định mới”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn. Nếu quý khách có nhu cầu khác như: Xác nhận tình trạng hôn nhân, giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu,…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Để đáp ứng các điều kiện bảo hộ, đăng ký bảo hộ logo cần đáp ứng như sau:
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
– Có khả năng phân biệt (không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với logo khác) cho cùng đối tượng cung cấp dịch vụ
– Cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm bỏ hộ logo công ty bằng biện pháp hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ là: cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan và Ủy ban nhân dân các cấp.
– Cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm bảo hộ logo bằng biện pháp dân sự là Tòa án.
Trong giao dịch hàng ngày hoặc trên 1 số phương tiện truyền thông, chắc chắn mọi người đã từng nghe nhiều cụm từ “”logo””, “”thương hiệu””, “”nhãn hiệu””. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, không có đối tượng “”logo””, “”thương hiệu”” mà tất cả đều sẽ gọi chung là nhãn hiệu.
Nhãn hiệu có thể là nhãn hiệu hình (thường gọi là logo) hoặc nhãn hiệu chữ (thường gọi là thương hiệu) hoặc nhãn hiệu có thể gồm 2 yếu tố kết hợp là phần hình và phần chữ.
Như vậy, “”logo””, “”thương hiệu””, “”nhãn hiệu”” theo quy định của Luật sẽ đều gọi chung là nhãn hiệu.