Thủ tục công chứng tại nhà Hà Nội hiện nay ra sao?

21/04/2022
629
Views

Chào Luật sư, hiện tại tôi có một hợp đồng thế chấp tài sản. Tôi muốn sử dụng dịch vụ công chứng tại nhà thì có được không? Vì lí do công việc nên tôi không có nhiều thời gian để đi đến các văn phòng công chứng. Thủ tục công chứng tại nhà Hà Nội hiện nay ra sao? Chi phí công chứng là bao nhiêu? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Căn cứ pháp lý

Luật Công chứng năm 2014

Công chứng tại nhà là gì?

Cũng giống như khái niệm phía trên, nhưng công chứng tại nhà chỉ khác là quý khách chỉ cần chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn trước đó của chúng tôi, sau đó sẽ cùng công chứng viên tới tận nhà bạn, hoặc địa chỉ bạn cung cấp mục đích để in hợp đồng, lăn tay, ký công chứng…trước sự chứng kiến của các bên liên quan nhé.

Thủ tục công chứng tại nhà Hà Nội hiện nay ra sao

Các trường hợp được công chứng tại nhà

Điều 44 Luật Công chứng 2014 nêu rõ, việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng hay còn tên gọi khác là văn phòng công chứng. Trừ trường hợp:

  • Người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được;
  • Người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù;
  • Có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.

Như vậy, có 3 trường hợp được công chứng ngoài trụ sở, việc này giúp giảm bớt thời gian đi lại cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu của người yêu cầu công chứng. Người yêu cầu công chứng phải ghi rõ: Lý do, địa điểm, thời gian yêu cầu công chứng vào Phiếu yêu cầu công chứng.

Thủ tục công chứng tại nhà Hà Nội hiện nay ra sao?

Bước 1:

Công chứng viên  trực tiếp tiếp nhận; kiểm tra hồ sơ của người có yêu cầu công chứng theo thứ tự.

Việc kiểm tra bao gồm cả kiểm tra hồ sơ có thuộc các trường hợp được phép giao dịch theo quy định của pháp luật hay không (theo thông tin; số liệu được lưu trữ tại Phòng Công chứng).

– Trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết : Công chứng viên  giải thích rõ lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ. Trong trường hợp giữa người yêu cầu công chứng và công chứng viên; tổ chức hành nghề công chứng có tranh chấp liên quan đến hoạt động hành nghề công chứng thì các bên có quyền khởi kiện vụ việc ra Tòa án để giải quyết tranh chấp đó.

-Trường hợp hồ sơ thiếu : Công chứng viên ghi phiếu hướng dẫn và yêu cầu bổ sung (phiếu ghi cụ thể các giấy tờ cần bổ sung; ngày tháng năm hướng dẫn và họ; tên của Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ).

-Trường hợp hồ sơ đầy đủ; hợp lệ : Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ.

-Trường hợp công chứng hợp đồng; giao dịch đã được soạn thảo sẵn: Công chứng viên xem xét hồ sơ; nếu phù hợp thì Công chứng viên chuyển đánh máy phần lời chứng.

Bước 2:

Công chứng viên trực tiếp thực hiện hoặc chuyển chuyên viên nghiệp vụ để thực hiện những việc cụ thể do Công chứng viên phân công, soạn thảo, đánh máy văn bản, hợp đồng.

Bước 3:

Công chứng viên hoặc chuyên viên nghiệp vụ hướng dẫn khách đọc, kiểm tra nội dung bản hợp đồng. Trường hợp khách có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, Công chứng viên xem xét và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung ngay trong ngày hoặc hẹn lại (thời gian hẹn lại: trong vòng 02 ngày làm việc). Nếu khách đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng, Công chứng viên kiểm tra năng lực hành vi dân sự của khách, giải thích quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; hướng dẫn khách ký, điểm chỉ vào các bản hợp đồng trước mặt mình.

Bước 4:

Công chứng viên  ký chứng nhận hợp đồng và chuyển hồ sơ cho Bộ phận thu phí.

Bước 5:

Khách chờ gọi tên nộp phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác theo quy định và nhận hồ sơ đã được công chứng tại Bộ phận thu phí.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Không quá hai ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch yêu cầu công chứng phức tạp thì thời hạn công chứng không quá mười ngày làm việc.

Thủ tục công chứng tại nhà Hà Nội hiện nay ra sao

Những lưu ý khi công chứng tại nhà

Khi thuộc vào các trường hợp được phép công chứng tại nhà thì người yêu cầu công chứng và người thực hiện công chứng cần chú ý những vấn đề sau:

Thứ nhất, Việc công chứng tại nhà phải được công chứng viên chứng kiến việc ký văn bản

Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên (Điều 48 Luật Công chứng 2014)

Lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ, tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; chứng nhận người tham gia hợp đồng, giao dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự, mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ trong hợp đồng, giao dịch đúng là chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người tham gia hợp đồng, giao dịch; trách nhiệm của công chứng viên đối với lời chứng; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

Quy định là vậy nhưng thực tế cho thấy, khi công chứng tại nhà, không hiếm trường hợp công chứng viên không phải là người chứng kiến việc ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng, thường là thư ký công chứng viên – người mang hồ sơ cho khách ký và chứng kiến việc ký, điểm chỉ này.

Công chứng ngoài trụ sở sẽ gặp những rủi ro nào?

Điều 44 Luật Công chứng 2014 quy định về địa điểm công chứng như sau:

“1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu; không thể đi lại được; người đang bị tạm giữ; tạm giam; đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.”

Theo quy định nêu trên; có 3 trường hợp việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng như sau:

– Người yêu cầu công chứng là người già yếu; không thể đi lại được;

– Người đang bị tạm giữ; tạm giam; đang thi hành án phạt tù

– Người có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

Đối với trường hợp cá nhân; tổ chức muốn yêu cầu công chứng ngoài trụ sở thì phải ghi rõ: Lý do; địa điểm; thời gian yêu cầu công chứng vào Phiếu yêu cầu công chứng.

Danh sách văn phòng công chứng tại Hà Nội

Bạn có thể tham khảo dang sách các văn phòng công chứng tại Hà Nội và liên hệ trực tiếp tới một số văn phòng công chứng sau đây để nhận được sự hỗ trợ nếu có nhu cầu:

– Văn phòng công chứng Quốc Dân

Hotline Tư vấn: 0981.378.999

Địa chỉ liên hệ: Thửa đất số 37, tờ bản đồ số 04, Khu Phố, Thị trấn Liên Quan, Huyện Thạch Thất, Hà Nội 

Công chứng viên: Nguyễn Anh Ngọc

– Văn phòng công chứng Hoàng Cầu

Địa chỉ liên hệ: số 9 khu tập thể bảo tàng Hoàng Cầu, tổ 90, đường Ô Chợ Dừa, phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội

– Văn phòng công chứng Phạm Thu Hằng

Địa chỉ liên hệ: Số nhà 17, đường Yên Lãng, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội

– Văn phòng công chứng Hồ Gươm

Địa chỉ liên hệ: Số 48 phố Tràng Thi, phường Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

– Văn phòng công chứng Thành Đô

Địa chỉ liên hệ: Ô số 26 TT4, Khu đô thị mới Văn Phú, Phường Phú La, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

– Văn phòng công chứng Hà Nội

Địa chỉ liên hệ: Khu biệt thự A38 đường Hoàng Ngân, phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng công chứng Việt

Địa chỉ liên hệ: Số nhà 219 đường Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Thủ tục công chứng tại nhà Hà Nội hiện nay ra sao?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến công ty tạm ngừng kinh doanh, giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Tại sao khi công chứng cần bản gốc đối chiếu?

Công chứng có bản gốc tạo và cung cấp chứng cứ cho hoạt động tố tụng; khi có tranh chấp xảy ra giữa các bên trong quan hệ dân sự, thương mại. Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ, tình tiết; sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh; trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố vô hiệu.

Công chứng tại nhà có an toàn không?

Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Tuy nhiên có một số trường hợp việc công chứng có thể thực hiện ngoài trụ sở (người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác). Về mặt trình tự, thủ tục thực hiện, dịch vụ công chứng tại nhà cũng sẽ thực hiện giống như là công chứng tại văn phòng công chứng. Vì vậy, người dân hãy yên tâm về tính pháp lý và an toàn của thủ tục công chứng tại nhà.

Công chứng viên công chứng khi thiếu điểm chỉ có bị phạt không?

Đối với công chứng viên không chứng kiến việc người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch ký hoặc điểm chỉ vào hợp đồng, giao dịch bị xử phạt hành chính theo  Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Công chứng khi thiếu chữ ký của công chứng viên; chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu công chứng vào từng trang của hợp đồng, giao dịch;

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.