Thủ tục chứng thực chữ ký mới năm 2021

17/09/2021
Thủ tục chứng thực chữ ký
886
Views

Có rất nhiều thủ tục hành chính được nhiều người quan tâm xác nhận tình trạng hôn nhân; trích lục khai sinh; chứng thực hồ sơ, giấy tờ… Không thể không kể đến thủ tục chứng thực chữ ký. Chữ ký được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Khi ký hợp đồng, ta cũng cần đến chữ ký. Khi tham gia các quan hệ hành chính và cần xác thực cá nhân, bạn cũng cần chữ ký. Việc sử dụng chữ ký giả diễn ra rất nhiều. Và để đảm bảo tính xác thực của chữ ký, pháp luật đã quy định thủ tục chứng thực chữ ký. Vậy Thủ tục chứng thực chữ ký như thế nào? Luật Sư 247 có nhận được câu hỏi như sau.

Chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc như sau. Tôi có mới ký hợp đồng vay tiền. Để tránh việc bị làm giả chữ ký, tôi muốn tiến hành chứng thực chữ ký của mình. Tuy nhiên tôi không nắm rõ thủ tục này. Mong Luật Sư có thể giải đáp nhanh chóng giúp tôi. Xin cảm ơn Luật Sư.

Luật sư 247 xin tư vấn như sau:

Chứng thực chữ ký là gì

Theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP, Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

Như vậy, chứng thực chữ ký là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám định, đối chiếu chữ ký của người ký trên văn bản giấy tờ là chữ ký của người yêu cầu chứng thực thực hiện việc ký. Trước tình trạng chữ ký giả xuất hiện tràn lan; gây ra những hậu quả khôn lường, việc chứng thực chữ ký có vai trò vô cùng quan trọng.

Việc ký vào một văn bản, hợp đồng là thể hiện sự chấp thuận, đồng ý tham gia quan hệ nội dung mà văn bản thể hiện. Ví dụ như ký vào hợp đồng vay tiền tức là chấp nhận vay tiền, trả nợ theo mức lãi suất trong hợp đồng. Việc chấp thuận tham gia các quan hệ này tức là chấp nhận các quyền và nghĩa vụ quy định trên hợp đồng, giao dịch; có thể ảnh hưởng xấu đến các cá nhân tham gia giao dịch khi họ không đồng ý; hoặc không có nhu cầu tham gia.

Việc chứng thực chữ ký nhằm xác định các giấy tờ cần có chữ ký của chủ thể ký văn bản là chữ ký thật; không bị làm giả.

Người yêu cầu chứng thực chữ ký phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản mà mình ký để yêu cầu chứng thực chữ ký

Thủ tục chứng thực chữ ký

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

  • Bản chính; hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
  • Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.

Mời bạn đọc xem thêm:

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực. Nếu thấy đủ giấy tờ, người thực hiện chứng thực tiến hành kiểm tra năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu. Người yêu cầu chứng thực có minh mẫn; nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hay không? Sau đó kiểm tra xem việc chứng thực có thuộc các trường hợp không được yêu cầu chứng thực chữ ký hay không.

Bước 3: Thực hiện chứng thực

Khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên, yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt; và thực hiện chứng thực như sau:

  • Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
  • Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực; và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối; nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Các trường hợp thực hiện chứng thực chữ ký

Thủ tục chứng thực chữ ký cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

  • Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;
  • Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;
  • Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;
  • Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.

Tùy theo từng trường hợp, nội dung lời chứng được ghi theo mẫu quy định tại Nghị định này.

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp không được yêu cầu chứng thực chữ ký?

• Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
• Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.
• Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam….
• Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ trường hợp chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường.

Sau khi thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký, nếu chữ ký được chứng thực là giả thì ai phải chịu trách nhiệm?

Theo quy định, người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người yêu cầu chứng thực trong giấy tờ, văn bản. Như vậy, sau khi thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký, nếu chữ ký được chứng thực là giả thì người thực hiện chứng thực sẽ phải chịu trách nhiệm.

Cách thức thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký theo cơ chế một cửa?

Đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Thủ tục chứng thực chữ ký. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận