Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

01/09/2021
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
438
Views

Pháp luật quy định rất chặt chẽ các điều kiện sản xuất phân bón. Các điều kiện về cơ sở vật chất; hệ thống máy móc; phòng thử nghiệm cần phải được đảm bảo. Bởi lẽ sản xuất phân bón là sản xuất chất hóa học; có thể gây ra những tác động xấu đến môi trường, hệ sinh thái. Để được phép sản xuất phân bón, cơ sở sản xuất phải được cấp giấy phép. Vậy thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón như thế nào? Luật Sư 247 có nhận được câu hỏi như sau.

Chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc như sau. Tôi có dự định cho nhà máy chuyển qua sản xuất phân bón trong thời gian tới. Được biết để sản xuất phân bón thì tôi phải xin được giấy phép. Tuy nhiên tôi không nắm rõ thủ tục để xin giấy phép này. Mong Luật Sư có thể giải đáp nhanh chóng giúp tôi. Xin cảm ơn Luật Sư.

Luật sư 247 xin tư vấn như sau:

Điều kiện sản xuất phân bón

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bao gồm:

  • Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất;
  • Có dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại, dạng phân bón;
  • Có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất;
  • Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và được cập nhật với tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành về quản lý chất lượng;
  • Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt;
  • Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

Như vậy, để được phép sản xuất phân bón, thứ nhất cần đảm bảo điều kiện về khu sản xuất. Theo đó, khu sản xuất phải có kết cấu vững chắc; biệt lập với bên ngoài; đảm bảo yêu cầu về kiểm soát chất lượng. Điều này nhằm bảo đảm việc sản xuất phân bón không gây ảnh hưởng môi trường bên ngoài.

Tiếp theo là cần phải có dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại phân bón. Ngoài ra, cơ sở sản xuất phân bón còn phải có hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn. Đối với các cơ sở mới thành lập, điều kiện này được áp dụng muộn hơn 01 năm sau khi được cấp Giấy chứng nhận.

Trình tự cấp Giấy chứng nhận

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đến cơ quan có thẩm quyền cấp.

Mời bạn đọc tham khảo:

Bước 2: Xử lý hồ sơ

  • Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
  • Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cục Bảo vệ thực vật xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Bảo vệ thực vật trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.

Bước 3: Thẩm định thực tế

Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có Cục Bảo vệ thực vật tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất phân bón và lập biên bản kiểm tra.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Bảo vệ thực vật thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện sản xuất phân bón, việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón và lập biên bản kiểm tra.

Trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu, Cục Bảo vệ thực vật trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do để tổ chức, cá nhân biết tiếp tục hoàn thiện. Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến Cục Bảo vệ thực vật để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục.

Bước 4: Nhận kết quả

Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Câu hỏi thường gặp

Lệ phí thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

Lệ phí thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón là: 6000000 Đồng (6.000.000 đồng; đối với cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón: 3.000.000 đồng.)

Các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón?

Cơ sở sản xuất hoặc buôn bán phân bón bị thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau đây:
• Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai lệch bản chất của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
• Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung ghi trong Giấy chứng nhận.

Sau khi bị thu hồi có được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón nữa không?

Câu trả lời là có. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận chỉ được xem xét tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận sau 24 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời