Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên năm 2022

29/08/2022
Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên năm 2022
293
Views

Xin chào Luật sư 247. Em đang là sinh viên ngành Luật và có dự định trong tương lai mong muốn trở thành công chứng viên. Em muốn hỏi điều kiện để trở thành công chứng viên là gì? Quy trình, thủ tục bổ nhiệm công chứng viên ra sao? Công chứng viên bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng trong những trường hợp nào? Mong được Luật sư giải đáp, em xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên

Theo quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014, công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

– Có bằng cử nhân luật;

– Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

– Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật Công chứng 2014 hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật Công chứng 2014;

– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

– Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Như vậy, người đáp ứng đủ tiêu chuẩn có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên. 

Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên gồm những gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Công chứng 2014 về hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên như sau: 

– Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;

– Phiếu lý lịch tư pháp;

– Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật;

– Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;

– Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng. Đối với người được miễn đào tạo nghề công chứng thì phải có bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng và giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này;

– Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng;

– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.

Công chứng viên bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng trong những trường hợp nào?

Căn cứ vào Điều 14 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:

Tạm đình chỉ hành nghề công chứng

1. Sở Tư pháp nơi công chứng viên đăng ký hành nghề quyết định tạm đình chỉ hành nghề của công chứng viên trong các trường hợp sau đây:

a) Công chứng viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Công chứng viên đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên năm 2022
Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên năm 2022

2. Thời gian tạm đình chỉ hành nghề công chứng tối đa là 12 tháng.

3. Sở Tư pháp quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng trước thời hạn đối với công chứng viên trong các trường hợp sau đây:

a) Có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc bản án đã có hiệu lực của Tòa án tuyên không có tội;

b) Không còn bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

4. Quyết định tạm đình chỉ và quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng phải được gửi cho công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng nơi công chứng viên làm việc, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Bộ Tư pháp.

Như vậy, công chứng viên sẽ bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng khi đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Quy trình, thủ tục bổ nhiệm công chứng viên hiện nay

Thủ tục đề nghị bổ nhiệm công chứng viên được quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4 Luật Công chứng 2014 như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên được gửi đến Sở Tư pháp nơi người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng.

Bước 2: Sở Tư pháp giải quyết hồ sơ hoặc trả kết quả 

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Công chứng 2014, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm;

Trường hợp từ chối đề nghị thì phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Bộ trưởng xem xét, quyết định bổ nhiệm

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm công chứng viên; trường hợp từ chối bổ nhiệm phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do, gửi cho Sở Tư pháp và người đề nghị bổ nhiệm.

Đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng viên

Có 04 nhóm đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng viên gồm:

(1) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;

(2) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;

(3) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;

(4) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

Người được miễn đào tạo nghề công chứng phải có 1 trong các giấy tờ chứng minh được miễn sau đây:

– Quyết định bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên hoặc Giấy chứng minh thẩm phán, Giấy chứng minh kiểm sát viên, Giấy chứng nhận điều tra viên kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;

– Quyết định phong hàm Giáo sư, Phó giáo sư chuyên ngành luật; Bằng tiến sĩ luật;

– Quyết định bổ nhiệm thẩm tra viên cao cấp ngành toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật;

– Giấy xác nhận của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư về thời gian hành nghề luật sư;

– Các giấy tờ khác chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định của pháp luật.

Các giấy tờ theo quy định trên phải là bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu.

Cần lưu ý rằng: người được miễn đào tạo nghề công chứng vẫn phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên năm 2022”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục sang tên nhà đất của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Học đào tạo công chứng viên ở đâu?

– Cơ sở đào tạo nghề công chứng theo quy định tại Điều 9 của Luật Công chứng là Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp.
– Học viện Tư pháp chủ trì, phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành chương trình khung đào tạo nghề công chứng.

Thời gian đào tạo nghề công chứng là bao lâu?

Thời gian đào tạo nghề công chứng thông thường là 12 tháng, nếu người tham gia đào tạo đầy đủ các bài học và không bỏ dở giữa chừng hay bị cho nghỉ học.

Khi hành nghề công chứng, công chứng viên cần tuân thủ nguyên tắc gì?

– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
– Khách quan, trung thực.
– Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.