Thu tiền môi giới lao động VN làm việc tại nước ngoài có VPPL?

17/08/2022
Thu tiền môi giới lao động VN làm việc tại nước ngoài có VPPL?
429
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi có một người bạn hiện đi làm việc tại Nhật Bản thông qua một Công ty môi giới lao động. Bây giờ công ty này thu tiền môi giới bạn tôi, tôi có một câu hỏi như sau khi thu tiền môi giới của người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài có vi phạm pháp luật không? Và liệu như thế có bị phạt không?. Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Thu tiền môi giới của người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài có vi phạm pháp luật không?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Thu tiền môi giới của người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài có đang vi phạm luật không?

Theo Điều 7 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

1. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo, cung cấp thông tin gian dối hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa đảo người lao động; lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật

2. Hỗ trợ người lao động hoặc trực tiếp làm thủ tục để người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này.

3. Cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài.

4. Phân biệt đối xử; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động; cưỡng bức lao động trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

5. Hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà không có giấy phép; sử dụng giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng giấy phép của doanh nghiệp để hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

6. Giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho chi nhánh của doanh nghiệp không đúng quy định của Luật này.

7. Lợi dụng hoạt động chuẩn bị nguồn lao động, tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài để thu tiền của người lao động trái pháp luật.

8. Thu tiền môi giới của người lao động.

9. Thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định của Luật này.

Như vậy, theo quy định trên thì không được thu tiền môi giới đối với người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài. Công ty môi giới lao động đòi thu tiền môi giới con trai bạn thì công ty đó đang vi phạm pháp luật.

Thu tiền môi giới lao động VN làm việc tại nước ngoài có VPPL?
Thu tiền môi giới của người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài có VPPL?

Vậy sẽ bị phạt bao nhiêu tiền khi thu tiền môi giới người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài?

Căn cứ Khoản 8 và Khoản 14 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ):

8. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:

a) Thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định của pháp luật;

b) Không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ cho người lao động phần tiền dịch vụ và khoản tiền lãi theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp người lao động đã nộp tiền dịch vụ cho toàn bộ thời gian làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài mà phải về nước trước thời hạn và không do lỗi của người lao động;

c) Không tổ chức quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;

d) Không cung cấp trợ giúp pháp lý trong trường hợp người lao động cần đến hỗ trợ pháp lý khi bị lạm dụng, bạo lực hoặc phân biệt đối xử trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

đ) Không thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc không phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan của nước tiếp nhận lao động để giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động;

e) Không giải quyết vấn đề phát sinh đối với người lao động theo một trong các trường hợp sau: chết; tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; bị xâm phạm tính mạng; bị xâm phạm sức khỏe; bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm; bị xâm phạm tài sản; thiên tai; dịch bệnh; chiến tranh; bất ổn chính trị; tình trạng khẩn cấp.

14. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc doanh nghiệp dịch vụ cập nhật thông tin về người lao động do doanh nghiệp đưa đi trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 1 Điều này;

b) Buộc doanh nghiệp dịch vụ đóng đủ số tiền phải đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Buộc doanh nghiệp dịch vụ đóng đủ số tiền người lao động đóng vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước thông qua doanh nghiệp dịch vụ và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

d) Buộc doanh nghiệp dịch vụ bồi thường cho người lao động về những thiệt hại do doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 5 Điều này;

đ) Buộc doanh nghiệp dịch vụ trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu trái pháp luật của người lao động và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 6, điểm a khoản 8 Điều này;

e) Buộc doanh nghiệp dịch vụ hoàn trả đầy đủ cho người lao động phần tiền dịch vụ và tiền lãi theo quy định của pháp luật khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này;

g) Buộc nộp lại giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đó khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 9 Điều này.

Do đó, công ty môi giới lao động thu tiền môi giới của con trai bạn thì sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Ngoài ra công ty còn phải trả lại cho con trai bạn khoản tiền đã thu trái pháp luật và khoản tiền lãi của số tiền đã thu.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Khi thu tiền môi giới của người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài có vi phạm pháp luật không?”. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đưa người lao động Việt Nam đi thực tập ở nước ngoài để nâng cao trình độ có phải đăng ký vơi cơ quan nhà nước hay không?

Căn cứ Điều 39 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định về đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập, trường hợp doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi thực tập ở nước ngoài trong thì phải đăng ký tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài có được đơn phương chấm dứt hợp đồng không?

Tại điểm đ Khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các quyền sau đây:
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
Như vậy, người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc quấy rối tình dục,… Trường hợp của bạn là bị sếp ngược đãi thì bạn có quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Hồ sơ đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập tại nước ngoài gồm gì?

Tại Điều 40 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định hồ sơ đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập như sau:
1. Hồ sơ đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập bao gồm:
a) Văn bản đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập;
b) Bản sao hợp đồng nhận lao động thực tập kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực;
c) Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
d) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy tờ chứng minh việc ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật này.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mẫu văn bản, tài liệu quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.