Thu tiền điện 4000 đồng/1 số chủ trọ có bị phạt?

29/06/2022
2486
Views

Xin chào luật sư. Cháu hiện là sinh viên đang thuê nhà của một người dân gần trường để ở trọ. Chúng cháu ở 4 người thuê nhà 6 tháng. Hiện chúng cháu đang phải chịu tiền điện hàng tháng là 3 500 đồng/ số mà sắp tới bác chủ nhà còn định tăng lên là 4 000 đồng/ số. Vậy cho cháu hỏi giá tiền điện như vậy có hợp lý không? Việc thu tiền điện 4000 đồng/1 số chủ trọ có bị phạt? Cháu phải làm gì trong trường hợp này. Mong luật sư giải đáp giúp cháu.

Thu tiền điện vượt mức giá quy định là một vấn đề không hề hiếm; nhất là với người lao động và sinh viên thuê nhà trọ. Giá điện nhiều lúc lên đến 4000 đồng/1 số điện. Vậy bảng giá điện sinh hoạt áp dụng với sinh viên thuế nhà như thế nào? Với mỗi số điện; sinh viên sẽ phải trả bao nhiêu tiền? Hành vi thu vượt mức tiền điện của chủ trọ cho trường hợp này bị phạt như thế nào? Để giải đáp các thắc mắc này; Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Thu tiền điện 4000 đồng/1 số chủ trọ có bị phạt? ”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi trên nhé.

Căn cứ pháp lý

Quy định về giá bán điện cho sinh viên và người lao động thuê nhà

Bảng giá điện sinh hoạt

Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt của EVN được áp dụng theo Quyết định 648/QĐ-BCT với mức giá bán lẻ điện bình quân là 1.864,44 đồng/kWh; chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).

Trong đó, thuế suất thuế giá trị gia tăng mà người sử dụng điện sinh hoạt phải trả là 8%.

Dưới đây là biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt:

TTNhóm đối tượng khách hàngGiá bán điện(đồng/kWh)
1Giá bán lẻ điện sinh hoạt 
 Bậc 1: Cho kWh từ 0 – 501.678
 Bậc 2: Cho kWh từ 51 – 1001.734
 Bậc 3: Cho kWh từ 101 – 2002.014
 Bậc 4: Cho kWh từ 201 – 3002.536
 Bậc 5: Cho kWh từ 301 – 4002.834
 Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên2.927
2Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước2.461
Bảng giá điện sinh hoạt

Giá điện áp dụng đối với sinh viên thuê trọ

Theo Khoản 5, Điều 1, Thông tư 25/2018/TT-BCT quy định:

Trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình):

– Đối với trường hợp bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà);

– Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 – 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.

Trường hợp chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì Bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn; cứ 04 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể: 01 người được tính là 1/4 định mức, 02 người được tính là 1/2 định mức, 03 người được tính là 3/4 định mức, 04 người được tính là 1 định mức. Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện.

Bên bán điện có quyền kiểm tra, yêu cầu bên mua điện xuất trình sổ đăng ký tạm trú hàng tháng để xác định số người tính số định mức khi tính toán hóa đơn tiền điện.

Thu tiền điện 4000 đồng/1 số chủ trọ có bị phạt?

Căn cứ theo bảng giá điện trên; nếu tính cả thuế VAT thì người thuê nhà sẽ đóng tiền điện không cao quá 2.200 đồng/ kWh. Theo thông tin bạn cung cấp thì hiện nay; bạn là người thuê nhà và đang phải đóng tiền điện là 3.500 đồng/ kWh, sắp tới là 4000 đồng; thì khi đó, người cho thuê nhà đang có hành vi vi phạm pháp luật về việc sử dụng điện.

Căn cứ Khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 209/2013/NĐ-CP; quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về sử dụng điện như sau:

Điều 12. Vi phạm các quy định về sử dụng điện

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.”

Do đó, nếu người chủ nhà trọ có hành vi thu tiền điện của người thuê nhà có hơn giá quy định; thì người đó bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Bên cạnh đó cũng theo quy định trên thì toàn bộ số tiền chênh lệch với giá quy định mà người cho thuế thu lợi bất chính sẽ buộc phải nộp lại để hoàn trả cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt. Nếu không xác định được người bị hại thì số tiền đó sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước.

Cần làm gì khi bị chủ trọ thu tiền điện quá cao?

Đầu tiên để kiểm tra tiền điện phải nộp bạn có thể truy cập vào đường dẫn sau https://www.evn.com.vn/c3/calc/Cong-cu-tinh-hoa-don-tien-dien-9-172.aspx; điền các thông số chọn mục Sinh hoạt. Số tiền theo các mức bạn phải đóng sẽ được hiện ra. Sau khi kiểm tra nếu số tiền bạn bị thu quá cao so với mức tiền trên thì chủ nhà trọ đã vi phạm quy định về sử dụng điện.

Với trường hợp của bạn nếu bạn muốn tố cáo hành vi của người chủ nhà; bạn cần chuẩn bị đầy đủ những tài liệu, chứng cứ chứng minh trên thực tế, người này có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực như thông báo nộp tiền nhà hàng tháng có ghi rõ số điện sử dụng và tổng tiền điện phải trả; tin nhắn thông báo đóng tiền điện,… Bạn cũng có thể tập hợp những người rơi vào trường hợp như bạn để cùng tố cáo.

Sau khi chuản bị đầy đủ giấy tờ; bị hại mang lên cơ quan công an trình báo. Công an sẽ kiểm tra, xác minh ban đầu xem vụ việc có dấu hiệu vi phạm và thông báo cho người tố cáo.

Viết đơn tố cáo như thế nào?

Mẫu đơn tố cáo

Theo quy định của Luật Tố cáo; trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ các nội dung sau:

– Ngày, tháng, năm tố cáo;

– Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;

– Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;

– Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan;

– Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.

Dưới đây là mẫu đơn tố cáo tham khảo:

Cách điền đơn tố cáo

Cách điền mẫu Đơn tố cáo nêu trên như sau:

(1) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo;

(2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Thông tin cá nhân của người làm Đơn tố cáo;

(10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) Thông tin cá nhân của người bị tố cáo

(17) Tên của hành vi. Trong trường hợp này là hành vi thu tiền điện sinh hoạt cao hơn giá quy định.

(18) Nội dung cụ thể sự việc, hành vi vi phạm; xâm phạm quyền và lợi ích gì; căn cứ pháp lý xác định hành vi; chứng minh thiệt hại xảy ra: giá trị tài sản,…Cụ thể bạn trình bày rõ ngày tháng thu tiền điện; giá tiền; những lần thu tiền điện vượt giá;…

Có thể gửi kèm những bằng chứng xác thực để chứng minh hành vi vi phạm và thiệt hại gây ra để tăng sức thuyết phục của Đơn tố cáo.

Người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ vào cuối đơn.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Thu tiền điện 4000 đồng/1 số chủ trọ có bị phạt?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Có thể tra cứu giá tiền điện phải trả ở đâu?

Hiện nay bạn có thể truy cập vào cổng thông tin của tập đoàn điện lực Việt Nam để tra cứu giá điện. bên cạnh đó bạn cũng có thể kiểm tra số tiền điện phải trả thông qua phần tra cứu tại mục “EVN& Khách hàng”. Tại đây bạn chọn loại điện sử dụng; điền các thông số điện; số hộ sử dụng. Trang web sẽ giúp bạn tính ra số tiền điện phải đóng bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

Dựa vào đâu để tính tiền điện?

Việc tính tiền điện phải dựa trên các thông số sau:
– Lượng điện thực tế khách hàng sử dụng trong kỳ
– Số ngày sử dụng điện thực tế
– Biểu giá bán điện
Do đó tùy loại điện sử dụng; thông số điện sử dụng mà mức áp dụng giá điện sẽ khác nhau và từ đó tiền điện cũng thay đổi. Nếu theo giá điện sinh hoạt nếu bạn dùng càng nhiều thì giá tiền điện trên 1 số sẽ càng cao.

Trộm cắp điện bị xử lý như thế nào?

Theo Khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức như sau:
a) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.
Nếu số tiền trộm điện từ trên 2 triệu đồng người này có thể bị xử lý hình sự về tội Trộm cắp tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.