Thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự thực hiện thế nào?

08/10/2021
thu thập chứng cứ
1328
Views

Trên thực tế có thể thấy các vụ án hình sự xảy ra có tính chất ngày càng phức tạp, có sự liên kết; móc nối ngày càng tinh vi giữa các đồng phạm; hay phạm tội bằng các phương tiện hiện đại;…những điều đó đã gây không ít khó khăn trong việc điều tra, truy tìm tội phạm, tiến hành tố tụng của các cơ quan có thẩm quyền. Thu thập chứng cứ để đảm bảo cho hoạt động điều tra, truy tố; xét xử  được khách quan, chính xác; không bỏ lọt tội phạm; không xét xử oan cho người vô tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cùng với chúng tôi tìm hiểu các vấn đề qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Thế nào là thu thập chứng cứ?

Thu thập chứng cứ là giai đoạn đầu tiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và không thể thiếu của quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự. Nếu không có thu thập chứng cứ; thì cũng không có kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ.

Như vậy; thu thập chứng cứ là hoạt động của chủ thể chứng minh phát hiện, thu giữ; bảo quản các thông tin, tư liệu liên quan đến vụ án theo các trình tự; thủ tục mà pháp luật hình sự tố tụng quy định.

Nguyên tắc thu thập chứng cứ

Thu thập chứng cứ phải được tiến hành nhanh chóng kịp thời. Nguyên tắc này đòi hỏi việc thu thập chứng cứ phải được tiến hành ngay từ khi nhận được tin báo; tố giác tội phạm.

Thu thập chứng cứ phải đảm bảo tính khách quan; toàn diện và đầy đủ. Việc thu thập chứng cứ phải luôn xuất phát từ thực tế những dấu vết của tội phạm để thu thập đầy đủ những thông tin về tội phạm.

Thu thập chứng cứ phải được tiến hành trong khuân khổ quy định của pháp luật; nghiêm cấm việc thu thập chứng cứ bằng các biện pháp trái pháp luật. Nguyên tắc này đặt ra dựa trên cơ sở điều chỉnh của pháp luật đối với việc thu thập chứng cứ.

Thẩm quyền thu thập chứng cứ thuộc về ai?

Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền và trách nhiệm tiến hành những hoạt động điều tra theo đúng chức năng quyền hạn do pháp luật tố tụng hình sự quy định; trên cơ sở thực tiễn yêu cầu điều tra cụ thể để tiến hành những hoạt động điều tra phù hợp.

Theo quy định của BLTTHS năm 2015; người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ gồm có:

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng  Viện kiểm sát nhân dân các cấp;
  • Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân các cấp.

Ngoài ra; những người trong các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra như những người trong cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, Bộ đội Biên phòng;… cũng được quyền thực hiện một số biện pháp thu thập chứng cử.

Thủ tục tiếp nhận chứng cứ của các cơ quan điều tra

Từ quy định của BLTTHS những thủ tục có thể được áp dụng khi cơ quan điều tra tiếp nhận chứng cứ là:

Thủ tục giải thích quyền và nghĩa vụ cho đổi tượng bị áp dụng

Thủ tục này được áp dụng trong các biện pháp hỏi cung; lấy lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ, người làm chứng, người bị hại; khi tiến hành đối chất, nhận dạng, khám người, khám nơi làm việc, khám chỗ ở, địa điểm.

Thủ tục chứng kiến

Theo quy định tại Điều 194, 195, 197  BLTTHS năm 2015; trong một số hoạt động tố tụng hình sự phải có sự chứng kiến của người láng giềng, của đại diện chính quyền cấp cơ sở, đại diện cơ quan, tổ chức.

Thủ tục này nhằm bảo đảm cho các hoạt động tố tụng được tiến hành đúng luật; khách quan, vô tư, bảo đảm giá trị chứng minh của các tài liệu chứng cứ thu thập được.

Thủ tục thông báo cho Viện kiểm sát

Được áp dụng trong trường hợp khám nghiệm hiện trường; khám nghiệm tử thi; theo quy định tại Điều 201, 202 BLTTHS năm 2015; thì trước khi tiến hành phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát cử kiểm sát viên tham gia kiểm sát các hoạt động này; trong mọi trường hợp đều phải có kiểm sát viên tham gia.

Thủ tục lập biên bản

Quy định này sẽ bảo đảm các tài liệu, chứng cứ do người bào chữa; người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp đều được xem xét, đánh giá và lưu giữ trong hồ sơ vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Thủ tục ra văn bản áp dụng

Đối với một số biện pháp thu thập chứng cứ luật đòi hỏi thủ tục ra văn bản áp dụng đối với một số trường hợp như biện pháp khám xét: Khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm;….

Phương pháp thu thập chứng cứ

Cần nhóm các phương pháp để có được hiệu quả tốt nhất trong việc thu thập chứng cứ:

  • Phương pháp quan sát và mô tả: là phương pháp chủ yếu để phát hiện; và ghi nhận các dấu hiệu bề ngoài của các đối tượng.
  • Phương pháp khoa học – kĩ thuật: để phát hiện và ghi nhận các dấu vết vật chất; và trạng thái bên ngoài của hành vi phạm tội gắn liền với sử dụng các phương tiện kỹ thuật như chụp ảnh, quay phim.
  • Phương pháp toán học: dùng để đó đạc và tính toán được áp dụng để thu nhận đặc tính về số lượng của đối tượng nghiên cứu.
  • Phương pháp mô hình hóa; phục hồi và tái tạo lại: được thực hiện dưới sự giúp đỡ của các phương tiện pháp y; đồ họa và các phương tiện kĩ thuật khác.
  • Phương pháp truy nguyên hình sự: để giải quyết các vấn đề đồng nhất của các đối tương vật chất thông quan những phản ánh của chúng nhằm xác lập chứng cứ.
  • Phương pháp tác động tâm lý: để hỗ trợ việc thu thập chứng cứ trong quá trình hỏi cung

Mời bạn đọc xem thêm

Nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội là gì?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự thực hiện thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Củng cố chứng cứ là gì?

Để thu thập chứng cứ một cách hiệu quả, thì trong khi thu thập chứng cứ phải đồng thời cùng cố chứng cứ. Củng cố chứng cứ là những phương pháp, cách thức làm cho chứng cứ, tài liệu thu thập được bảo đảm giá trị chứng minh.

Nguồn chứng cứ là gì?

Nguồn chứng cứ là những sự vật chứa đựng chứng cứ, tức chứa đựng các thông tin tồn tại trong thực tế khách quan, liên quan đến vụ án và được thu thập theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
Có các nguồn chứng cứ là: Vật chứng; lời khai, lời trình bày; dữ liệu điện tử; kết luận giám định, định giá tài sản; biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; các tài liệu, đồ vật khác.

Chứng cứ là gì?

Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về khái niệm chứng cứ. Theo đó; chứng cứ là phương tiện khẳng định các sự kiện, hiện tượng nhất định nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, đồng thời loại trừ, phủ định những sự kiện, hiện tượng đã không xảy ra trong thực tế.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận