Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con khi ly hôn?

26/11/2021
Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con khi ly hôn? Không có thu nhập ổn định có được giành quyền nuôi con không?
722
Views

Khi đổ vỡ hôn nhân, thường thì người phụ nữ sẽ ở vị thế yếu hơn so với người đàn ông ở vấn đề thu nhập, công việc, nơi ăn chốn ở… Vậy thu thập bao nhiêu thì được quyền nuôi con khi ly hôn? Để giải đáp thắc mắc cho bạn, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Ly hôn là gì?

Ly hôn là một trong những quyền cơ bản của con người, việc Nhà nước thừa nhận chế định ly hôn trong pháp luật là thể hiện sự đảm bảo cũng như tôn trọng quyền tự do định đoạt của vợ chồng; giúp họ giải quyết những bế tắc, xung đột trong đời sống hôn nhân.

Nhà nước kiểm soát ly hôn bằng pháp luật; mặc dù Nhà nước thừa nhận ly hôn là quyền dân sự gắn liền với nhân thân vợ chồng song cũng cần phải hiểu rõ về bản chất rằng đây không phải là quyền tuyệt đối. Nhà nước sẽ thực hiện quyền kiểm soát đối với hôn nhân; nhằm hạn chế tối đa những hậu quả tiêu cực mà ly hôn để lại.

Tòa án chấp nhận yêu cầu ly hôn của vợ chồng phải dựa vào thực chất quan hệ vợ chồng; và phải phù hợp với các căn cứ ly hôn mà pháp luật quy định. Nhà nước ban hành các quy định pháp luật về căn cứ ly hôn; trường hợp ly hôn, về trình tự thủ tục ly hôn; về việc giải quyết hậu quả ly hôn.

Do đó nếu vợ chồng muốn được ly hôn phải tuân thủ các điều kiện; căn cứ ly hôn và các trình tự thủ tục ly hôn theo luật định. Mọi trường hợp vợ chồng xin ly hôn chỉ xét thấy có căn cứ ly hôn theo luật định là quan hệ vợ chồng đã đến mức “tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài; mục đích hôn nhân không đạt được” thì Tòa án mới giải quyết cho ly hôn.

Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con khi ly hôn?

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, trước hết trong việc giành quyền nuôi con khi ly hôn, Tòa án sẽ tôn trọng thỏa thuận của các bên. Do đó, nếu các bên có thỏa thuận thì sẽ được Tòa án công nhận thỏa thuận đó.

Tuy nhiên, nếu không thỏa thuận được, Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để giao con cho vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

Ngoài ra, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án có căn cứ vào nguyện vọng của con để giao con cho vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi.

Căn cứ quy định này, có thể thấy, hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về điều kiện cũng như những quyền lợi của con là gì để qua đó xem xét, quyết định giao con cho ai nuôi dưỡng sau khi ly hôn. Luật chỉ quy định chung là quyền lợi về mọi mặt của con.

Do đó, thu nhập của bố, mẹ cũng chỉ là một trong những tiêu chí để Tòa án căn cứ và xem xét giao con cho ai nuôi dưỡng sau khi ly hôn. Bởi vậy, không có quy định cụ thể ấn định thu nhập bao nhiêu thì sẽ giành được quyền nuôi con.

Luật không nêu cụ thể điều kiện cũng như quyền lợi về mọi mặt của con là gì, trong thực tế Tòa án cũng căn cứ vào nhiều khía cạnh như thu nhập của cha, mẹ; điều kiện vật chất, tinh thần, tình yêu thương, thời gian… cha, mẹ giành cho con để xem xét giao con cho ai nuôi dưỡng.

Không có thu nhập ổn định có được giành quyền nuôi con không?

Như phân tích ở trên, theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, khi xem xét giao con cho cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, Tòa án sẽ căn cứ vào thỏa thuận của cha và mẹ.

Nếu hai bên ly hôn theo hình thức nào, thuận tình hay đơn phương nên có thể chia thành hai trường hợp sau đây:

– Nếu ly hôn thuận tình: Vợ chồng có thỏa thuận về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân cũng như nuôi con, cấp dưỡng con… thì Tòa án sẽ thực hiện theo thỏa thuận của hai người. Do đó, trong trường hợp này, Tòa án sẽ không xem xét đến thu nhập của một trong hai bên.

– Nếu ly hôn đơn phương: Vợ chồng không thống nhất được về việc ly hôn. Kéo theo đó, hai người cũng thường sẽ có tranh chấp về việc nuôi con, giành quyền nuôi con.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình, con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con nhưng nếu người mẹ không đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con… thì Tòa án sẽ không giao con cho người mẹ.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 81 Luật này cũng quy định, việc quyết định giao con cho ai căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Tuy nhiên, quyền lợi cụ thể Luật Hôn nhân và Gia đình cũng như các quy định khác của pháp luật không quy định cụ thể.

Trong thực tế, những quyền lợi của con được Tòa án xem xét gồm:

– Điều kiện về vật chất: Có đảm bảo đầy đủ vật chất để chăm sóc, nuôi dưỡng, cho con đi học…

– Điều kiện về tinh thần: Có thời gian chăm sóc, quan tâm, lo lắng, nuôi dưỡng… cho con.

– Điều kiện khác: Có thể chứng minh điều kiện của bản thân tốt cho con như có nhà ở cố định, có môi trường sống lành mạnh, phù hợp và tốt cho sự phát triển của con, có sổ tiết kiệm…

Mặc dù không có thu nhập ổn định thì có thể sẽ trở thành bất lợi trong việc giành quyền nuôi con. Tuy nhiên, nếu chứng minh được thu nhập; vẫn đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng, cho con đi học đầy đủ… thì vẫn có thể được Tòa án chấp nhận.

Tình trạng hôn nhân trầm trọng được hiểu như thế nào?

– Vợ, chồng không thương yêu; quý trọng; chăm sóc; giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống; đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan; tổ chức; nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.

– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ chồng không chung thủy với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề “Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con khi ly hôn?” . Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên của bài viết “Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con khi ly hôn” để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện đăng ký kết hôn là gì?

Được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau:
– Về độ tuổi kết hôn: Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, nam từ đủ 20 tuổi trở lên;
– Về tính tự nguyện: Việc kết hôn phải dựa trên tinh thần tự nguyện của cả hai bên;
– Về mặt chủ thể: Hai bên nam nữ phải là người có đủ năng lực hành vi dân sự;
– Ngoài ra, việc kết hôn không được rơi vào trong các trường hợp sau đây: kết hôn giả tạo; tảo hôn; lừa dối; cưỡng ép hoặc cản trở kết hôn; vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng; có yếu tố loạn luân bao gồm kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người cùng trực hệ, người trong phạm vi ba đời; giữa người đã và đang là cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người mà đã là cha chồng; cha dượng với con dâu; con riêng của vợ; giữa người đã là mẹ vợ; mẹ kế với con rể; con riêng của chồng.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn ly hôn

Căn cứ khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục sơ thẩm yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
Theo khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự; tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án gồm:
Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.

5/5 - (3 bình chọn)

Để lại một bình luận