Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài
Cơ quan ban hành: | Bộ Ngoại giao; Bộ Tư pháp | Số công báo: | Đã biết |
Số hiệu: | 02/2016/TTLT-BNG-BTP | Ngày đăng công báo: | Đã biết |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Nguyễn Khánh Ngọc; Vũ Hồng Nam |
Ngày ban hành: | 30/06/2016 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đã biết | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết |
Lĩnh vực: | Ngoại giao , Tư pháp-Hộ tịch |
Tóm tắt Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP
Đăng ký hộ tịch tại cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài
Ngày 30/06/2016; Liên bộ Ngoại giao và Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-BNG-BTP hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Theo quy định tại Thông tư này; cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi cha hoặc mẹ của trẻ em cư trú hoặc nơi trẻ em được sinh ra phải thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ta tại nước ngoài, chưa đăng ký khai sinh tại cơ quan thẩm quyền nước ngoài và thuộc một trong các trường hợp như: Có cha và mẹ là công dân Việt Nam; Có mẹ là công dân Việt Nam, cha là người không quốc tịch hoặc chưa xác định được người cha; Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là người nước ngoài, cha và mẹ có văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con khi đăng ký khai sinh.
Hồ sơ đăng ký khai sinh bao gồm: Tờ khai đăng ký khai sinh; Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp, xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ – con; Văn bản của cha mẹ thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con nếu trẻ có 01 cha hoặc mẹ là người nước ngoài.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2016.
Xem trước và tải xuống Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ đăng ký hộ tịch có thể được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, trừ các trường hợp pháp luật yêu cầu cá nhân phải có mặt trực tiếp khi làm thủ tục đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp muốn nhận kết quả qua đường bưu điện, người nộp hồ sơ phải chuẩn bị sẵn bì thư ghi địa chỉ, tem hoặc cước phí gửi bảo đảm trở lại.
Phải xuất trình bản chính một trong các giấy tờ sau: hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu; CMND/ thẻ CCCD hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp còn giá trị sử dụng để chứng minh nhân thân; giấy tờ chứng minh đang cư trú tại nước sở tại. Cơ quan đại diện kiểm tra; chụp; và xác nhận bản chụp đã đối chiếu đúng với bản chính để lưu hồ sơ.
Trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện; thì nộp bản sao các giấy tờ nêu trên đã được chứng thực hợp lệ.
Gồm:
a) Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu quy định);
b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ – con.
c) Văn bản của cha mẹ thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con đối với trường hợp trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài.
Trường hợp cha, mẹ không nộp hồ sơ trực tiếp thì chữ ký trên văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch phải được chứng thực hợp lệ.
d) Trường hợp cha, mẹ trẻ có đăng ký kết hôn thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X!
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.
Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:
Hotline: 0833.102.102
Xem thêm: Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP