Thông tư 74/2015/TT-BGTVT được ban hành ngày 24/11/2015

30/01/2022
Thông tư 74/2015/TT-BGTVT
352
Views

Thông tư 74/2015/TT-BGTVT

Thông tư 74/2015/TT-BGTVT về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông trên đường sắt đô thị quy định trách nhiệm, trình tự giải quyết tai nạn giao thông đường sắt đô thị, thống kê, báo cáo, phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đô thị được ban hành ngày 24/11/2015. Luật sư X mời bạn đọc tham khảo và tải xuống văn bản.

Thuộc tính văn bản

Số hiệu:
Loại văn bản:

Thông tư

Nơi ban hành:
Người ký:

Đinh La Thăng

Ngày ban hành:
Ngày hiệu lực:

10/01/2016

Ngày công báo:
Số công báo:

Từ số 1219 đến số 1220

Tình trạng:
Hết hiệu lực: 01/07/2018

Tóm tắt văn bản

1. Phân loại và trách nhiệm giải quyết tai nạn giao thông đường sắt đô thị

– Thông tư số 74 phân loại theo nguyên nhân của tai nạn giao thông đường sắt đô thị như sau:

+ Tai nạn do nguyên nhân chủ quan là tai nạn do vi phạm quy định về giao thông vận tải đường sắt đô thị.

+ Tai nạn do nguyên nhân khách quan là tai nạn do nguyên nhân bất khả kháng (thiên tai, địch họa) hoặc các nguyên nhân khác ngoài nguyên nhân chủ quan.

– Phân loại theo tính chất của tai nạn giao thông đường sắt đô thị được Thông tư 74/2015 quy định gồm:

+ Tai nạn chạy tàu là tai nạn xảy ra khi phương tiện giao thông đường sắt đô thị đâm nhau, trật bánh, đổ; đâm, va chạm vào chướng ngại vật và ngược lại.

+ Tai nạn khác là những tai nạn về người, xảy ra khi phương tiện giao thông đường sắt đô thị va, cán người; cháy tàu; người nhảy lên hay rơi từ trên phương tiện giao thông đường sắt đô thị xuống; ném đất, đá hoặc các vật khác lên phương tiện giao thông đường sắt đô thị.

– Phân loại theo mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt đô thị gây ra, gồm: Tai nạn giao thông đường sắt đô thị ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và tai nạn giao thông đường sắt đô thị đặc biệt nghiêm trọng.

2. Trình tự giải quyết tai nạn đường sắt đô thị

– Tổ chức cấp cứu người bị nạn trong TNGT đường sắt đô thị được Thông tư số 74/2015/TT-BGTVT quy định như sau:

+ Lái tàu hoặc nhân viên hỗ trợ an toàn giao thông đường sắt phải: Tổ chức sơ cứu ngay người bị nạn. Đưa nạn nhân đi cấp cứu hoặc huy động khẩn cấp người, phương tiện đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nơi gần nhất để cấp cứu; Đồng thời, cử người trông coi nạn nhân và bảo vệ tài sản.

+ Khi có người bị thương trong ga hoặc trên tàu giao xuống ga thì nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga đường sắt tổ chức việc cấp cứu người bị nạn.

– Theo Thông tư 74 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải, tổ chức phòng vệ địa điểm tai nạn đường sắt được thực hiện như sau:

+ Khi tai nạn đường sắt xảy ra trên đường sắt đô thị, lái tàu hoặc nhân viên hỗ trợ an toàn phải báo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu đường sắt đô thị tổ chức phòng vệ khu vực xảy ra tai nạn và báo cho các đoàn tàu phía sau dừng tàu.

+ Lái tàu, nhân viên hỗ trợ an toàn phải tổ chức phòng vệ địa điểm tai nạn đường sắt, đặt pháo phòng vệ với khoảng cách đặt pháo từ 200m đến 500m, trấn an tinh thần hành khách.

Xem trước và tải xuống văn bản

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Thông tư 74/2015/TT-BGTVT. Nếu quý khách có tra cứu thông tin thu hoạch; dịch vụ tạm ngừng công ty, giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Biển báo cấm là gì?

Biển báo cấm là gì? Đúng như tên gọi của nó biển báo cấm là loại biển báo giao thông nhằm biểu thị các điều cấm; do vậy người tham gia giao thông phải chấp hành các điều đã được báo trên biển không được vi phạm.
Với thông tin được cập nhật mới nhất hiện nay; biển báo cấm gồm 40 loại và được phân biệt với các biển báo khác bởi vòng tròn màu đỏ, dấu gạch.

Người điều khiển xe gắn máy, xe máy đi vào đường cấm ngoài phạt tiền có bị thu giấy phép lái xe không?

Người điều khiển xe gắn máy, xe máy đi vào đường cấm còn bị có thể bị phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.