Thông tư 32/2020/TT-BGTVT được ban hành ngày 14/12/2020

30/01/2022
Thông tư 32/2020/TT-BGTVT
571
Views

Thông tư 32/2020/TT-BGTVT

Ngày 14/12/2020, Bộ GTVT ban hành Thông tư 32/2020/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 29/2018/TT-BGTVT ngày 14/5/2018 và Thông tư 31/2018/TT-BGTVT ngày 15/5/2018. Luật sư X mời bạn đọc tham khảo và tải xuống văn bản.

Thuộc tính văn bản

Số hiệu:
32/2020/TT-BGTVT
Loại văn bản:

Thông tư

Nơi ban hành:
Bộ Giao thông vận tải
Người ký:

Nguyễn Ngọc Đông

Ngày ban hành:
14/12/2020
Ngày hiệu lực:

29/01/2021

Ngày công báo:
17/01/2021
Số công báo:

Từ số 61 đến số 62

Tình trạng:
Còn hiệu lực

Tóm tắt văn bản

Theo đó, sửa đổi quy định về hồ sơ thẩm định an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị như sau:

– Hồ sơ thẩm định bao gồm:

+ Giấy đề nghị thẩm định theo mẫu;

+ Bản sao hợp lệ Đề cương đánh giá, chứng nhận và các phiên bản cập nhật sửa đổi đã được Chủ đầu tư phê duyệt;

+ Các báo cáo đánh giá có xác nhận của Chủ đầu tư và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận an toàn hệ thống của Tổ chức chứng nhận.

– Thời điểm nộp hồ sơ: toàn bộ hồ sơ được nộp sau khi Tổ chức chứng nhận hoàn thành hồ sơ đánh giá.

– Cách thức nộp hồ sơ: Chủ đầu tư nộp hồ sơ thẩm định trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Đường sắt Việt Nam.

Thông tư 32/2020/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 29/01/2021.

Bên cạnh đó, thông tư 32/2020/TT-BGTVT còn sửa đổi một số điểm sau:

– Sửa đổi, bổ sung Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 10, Điều 13, Điều 15 của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT.

– Bãi bỏ cụm từ “hệ thống điều khiển chạy tàu” trong khoản 7 Điều 3, cụm từ “toa xe đường sắt đô thị” tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT.

– Bãi bỏ điểm c khoản 5 Điều 5 của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT.

– Thay thế cụm từ “Biên bản kiểm tra” thành “Báo cáo kiểm tra” tại Phụ lục III, Phụ lục V của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT.

– Phụ lục VI của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

Xem trước và tải xuống văn bản

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Thông tư 32/2020/TT-BGTVT. Nếu quý khách có tra cứu thông tin thu hoạch; dịch vụ tạm ngừng công ty, giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Đất dành cho đường sắt bao gồm những loại nào?

– Đất dùng để xây dựng công trình đường sắt;
– Đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt;
– Đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt.

Khổ đường sắt quy định hiện nay là bao nhiêu?

Điều 14 Luật Đường sắt 2017 quy định:
1. Đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng nối ray với đường sắt quốc gia có khổ đường tiêu chuẩn là 1.435 mm hoặc khổ đường hẹp là 1.000 mm.
2. Đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị đầu tư mới có khổ đường 1.435 mm. Trường hợp đặc biệt có khổ đường khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia đi qua khu vực dân cư do chủ đầu tư quyết định khổ đường sau khi có ý kiến của Bộ Giao thông vận tải.

Hệ thống báo hiệu cố định trên đường sắt bao gồm?

1. Cột tín hiệu, đèn tín hiệu;
2. Biển hiệu, mốc hiệu;
3. Biển báo;
4. Rào, chắn;
5. Cọc mốc chỉ giới;
6. Các báo hiệu khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.