Thông tư 257 quy định phí công chứng như thế nào?

24/04/2022
Thông tư 257 quy định phí công chứng như thế nào
723
Views

Hiện nay, pháp luật quy định một số hợp đồng, giao dịch, bản dịch bắt buộc phải được công chứng theo đúng thủ tục để đảm bảo giá trị pháp lý khi giao dịch. Bên cạnh đó, có các hợp đồng, giao dịch không bắt buộc nhưng cũng có thể được công chứng theo yêu cầu của các bên. Vậy, đối với những trường hợp có công chứng này thì mức phí công chứng được áp dụng như thế nào? Thông tư 257 quy định phí công chứng như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý 

Quy định của pháp luật về công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Theo quy định tại Điều 5 Luật Công chứng năm 2014, văn bản công chứng có giá trị pháp lý như sau:

– Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

– Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

Thông tư 257 quy định phí công chứng như thế nào
Thông tư 257 quy định phí công chứng như thế nào

Ai có thẩm quyền thu lệ phí công chứng?

Theo quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC, cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ nộp và thu phí, lệ phí công chứng được xác định cụ thể như sau:

Thứ nhất, về người nộp phí, lệ phí:

– Tổ chức; cá nhân khi yêu cầu công chứng hợp đồng; giao dịch; bản dịch; lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng.

– Tổ chức, cá nhân khi yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản phải nộp phí chứng thực.

– Cá nhân khi nộp hồ sơ tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng để bổ nhiệm công chứng viên hoặc cá nhân khi nộp hồ sơ bổ nhiệm lại công chứng viên thì phải nộp phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng.

– Tổ chức khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng phải nộp phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng.

– Cá nhân khi được cấp mới, cấp lại thẻ công chứng viên phải nộp lệ phí cấp thẻ công chứng viên.

Thứ hai, về tổ chức thu phí, lệ phí được quy định như sau:

– Phòng Công chứng là tổ chức thu phí công chứng, phí chứng thực.

– Văn phòng công chứng là tổ chức thu phí công chứng, phí chứng thực.

Đối tượng nộp phí công chứng

Căn cứ Thông tư 257 quy định phí công chứng; các đối tượng nộp phí công chứng bao gồm:

– Tổ chức; cá nhân khi yêu cầu công chứng hợp đồng; giao dịch; bản dịch; lưu giữ di chúc; cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng.

– Tổ chức; cá nhân khi yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký trong giấy tờ; văn bản phải nộp phí chứng thực.

– Cá nhân khi nộp hồ sơ tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng để bổ nhiệm công chứng viên; hoặc cá nhân khi nộp hồ sơ bổ nhiệm lại công chứng viên thì phải nộp phí thẩm định tiêu chuẩn; điều kiện hành nghề công chứng.

– Tổ chức khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng phải nộp phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng.

– Cá nhân khi được cấp mới; cấp lại thẻ công chứng viên phải nộp lệ phí cấp thẻ công chứng viên.

Mức thu phí, lệ phí công chứng

Thông tư 257 quy định phí công chứng đối với các giấy tờ, hợp đồng và giao dịch, như sau:

Mức thu phí hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

Mức phí sẽ áp dụng cho các hợp đồng, giao dịch sau:

  • Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
  • Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đổi,góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất.
  • Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khác.
  • Công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.
  • Công chứng hợp đồng vay tiền.
  • Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản.
  • Công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh.
TTGiá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịchMức thu
(đồng/trường hợp)
1Dưới 50 triệu đồng50 nghìn
2Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng100 nghìn
3Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
4Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
5Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
6Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
7Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.
8Trên 100 tỷ đồng32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

 Mức thu phí đối với việc công chứng hợp đồng thuê quyền sử dụng đất; thuê nhà ở; thuê, thuê lại tài sản

TTGiá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch (tổng số tiền thuê)Mức thu(đồng/trường hợp)
1Dưới 50 triệu đồng40 nghìn
2Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng80 nghìn
3Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng0,08% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
4Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng800 nghìn đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
5Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng02 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
6Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng03 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
7Từ trên 10 tỷ đồng05 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (mức thu tối đa là 8 triệu đồng/trường hợp)

Phí công chứng nhà đất bên nào chịu?

 Theo như quy định tại Điều 66 Luật công chứng năm 2014 bên nào yêu cầu công chứng hợp đồng; giao dịch; bản dịch; phí lưu giữ di chúc; phí cấp bản sao văn bản công chứng thì cần phải đóng phí công chứng.

Như vậy trong mua bán nhà đất thì phí công chứng nhà đất sẽ do bên bán sẽ phải chịu phí công chứng và bên mua không bắt buộc phải trả. Tuy nhiên pháp luật cũng không cấm việc 2 bên thỏa thuận việc chi trả phí công chứng cho nhau.

Nếu người bán nhà phải mất phí công chứng vậy người mua nhà cần đóng thuế gì? Theo quy định của pháp luật thì người mua phải nộp thuế trước bạ nhà đất. Còn người bán; ngoài chịu phí công chứng còn phải chịu thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà.

Thông tư 257 quy định phí công chứng như thế nào
Thông tư 257 quy định phí công chứng như thế nào

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thông tư 257 quy định phí công chứng như thế nào?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, đăng ký bảo hộ logo thương hiệu hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm dừng công ty, tra cứu quy hoạch xây dựng của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Công chứng là gì?

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực; hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch); tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ; văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch); mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Bản sao trích lục có công chứng được không?

 Bản sao trích lục có hai dạng là bản sao được cấp từ sổ gốc và bản sao được chứng thực từ bản chính. Giá trị pháp lý của cả hai dạng bản sao này đều có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch; nên bản sao trích lục này không phải thực hiện công chứng.

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp có cần công chứng không?

 Những hợp đồng nào liên quan đến nhà ở, quyền sử dụng đất; vấn đề thừa kế thì mới bắt buộc phải công chứng, những loại hợp đồng khác không bắt buộc phải công chứng; có chăng hai bên mang đi công chứng nhằm đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng. Như vậy, hợp đồng mua bán doanh nghiệp không phải công chứng; hợp đồng này sẽ phát sinh hiệu lực theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.