Chào Luật sư, hiện nay thông tư 02 về đăng ký kinh doanh quy định như thế nào? Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp có mẫu không? Thủ tục đăng ký kinh doanh hiện nay ra sao? Đăng ký kinh doanh được quy định có gì mới không? Thông tư 02 về đăng ký kinh doanh bắt đầu có hiệu lực từ ngày nào? Những điểm nổi bật về đăng ký kinh doanh được quy định tại Thông tư 02 là gì? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 02/2019/TT-BKHĐT | Loại văn bản: | Thông tư | |
Nơi ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Người ký: | Nguyễn Chí Dũng | |
Ngày ban hành: | 08/01/2019 | Ngày hiệu lực: | 11/03/2019 | |
Ngày công báo: | 01/02/2019 | Số công báo: | Từ số 117 đến số 118 | |
Tình trạng: | Hết hiệu lực: 01/05/2021 |
Tóm tắt văn bản
Đây là nội dung nổi bật tại Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015.
Cụ thể, Thông tư này ban hành 86 biểu mẫu sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh bao gồm:
– 5 mẫu Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và 5 mẫu Danh sách kèm theo như Danh sách về cổ đông, thành viên hợp danh, người đại diện;
– 25 mẫu Thông báo và các văn bản khác do doanh nghiệp phát hành;
– 6 biểu mẫu quy định cho hộ kinh doanh;
– 45 mẫu văn bản quy định cho cơ quan đăng ký kinh doanh;
Ngoài ra, Thông tư này cũng ban hành một số phụ lục phục vụ cho việc đăng lý kinh doanh sau đây:
– Danh mục chữ cái và ký hiệu sử dụng trong đặt tên doanh nghiệp/đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp/địa điểm kinh doanh/hộ kinh doanh;
– Mã cấp tỉnh, cấp huyện sử dụng trong đăng ký hộ kinh doanh;
– Phông (font) chữ, cỡ chữ, kiểu chữ sử dụng trong các mẫu giấy.
Các biểu mẫu trên được sử dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc và thay thế cho các mẫu văn bản ban hành kèm Thông tư 20.
Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 11/3/2019.
Xem trước và tải xuống văn bản
Điều kiện kinh doanh điện mặt trời là gì?
Để có thể đầu tư kinh doanh đối với các dự án điện mặt trời, chủ đầu tư cần phải đáp ứng đầy đủ một số điều kiện cơ bản sau:
Đối với dự án đầu tư điện mặt trời nối lưới
- Chủ đầu tư điện mặt trời chỉ được lập dự án đầu tư có trong bản quy hoạch phát triển điện mặt trời cấp Quốc gia, cấp tỉnh. Hoặc nằm trong bản quy hoạch phát triển về điện lực cấp Quốc gia, cấp tỉnh được phê duyệt.
- Nội dung dự án đầu tư điện mặt trời cần phải tuân thủ quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình và một số yêu cầu sau:
– Đánh giá chính xác những ảnh hưởng của phương án đấu nối dự án điện mặt trời đối với điện nằm trong khu vực.
– Sở hữu thiết bị kết nối với hệ thống SCADA hoặc cung cấp thông tin điều độ nhằm đảm bảo thông tin dự báo sản lượng điện được phát theo giờ đến cơ quan điều độ quyền điều khiển.
- Tỷ lệ vốn của chủ sở hữu các dự án điện mặt trời nối lưới không thấp hơn 20%/tổng mức đầu tư.
- Diện tích sử dụng đất không được phép vượt quá 1.2 ha/1MWp.
Đối với đầu tư dự án điện mặt trời trên mái nhà
Dưới đây là một số điều kiện kinh doanh điện mặt trời trên mái nhà mà chủ đầu tư không nên bỏ qua:
- Dự án điện mặt trời trên mái nhà có công suất nhỏ hơn 1 MW: Chủ đầu tư đăng ký đấu nối với doanh nghiệp điện lực tỉnh/thành phố trực thuộc TW những thông tin chính gồm: Thông số kỹ thuật của pin quang điện, công suất dự kiến, thông số bộ biến đổi điện xoay chiều. Nếu muốn đảm bảo an toàn cho điện lưới, bộ biến đổi điện từ 1 chiều sang xoay chiều cần có chức năng chống hòa lưới khi lưới không có điện. Đồng thời, đảm bảo các tiêu chuẩn về tần số và điện áp theo quy định.
- Đối với dự án điện mặt trời mái nhà, công suất lớn hơn hoặc bằng 1 MW. Chủ đầu tư cần thực hiện một số thủ tục bổ sung quy hoạch phát triển điện mặt trời và điện lực theo quy định.
- Thường công ty điện lực tỉnh nhà sẽ phối hợp với nhà đầu tư để lắp đặt công tơ 2 chiều và ghi nhận sản lượng điện tiêu thụ cụ thể. Ngoài ra, còn ghi nhận về sản lượng điện mặt trời sản xuất mỗi tháng. Chi phí đầu tư công tơ điện 2 chiều sẽ do công ty điện lực tỉnh nhà chi trả.
- Những dự án điện mặt trời trên mái nhà cần phải áp dụng bản hợp đồng mua bán điện theo mẫu quy định.
Quy định về địa điểm đăng ký kinh doanh hiện nay ra sao?
Các doanh nghiệp có ý định thành lập địa điểm kinh doanh cần biết rõ những quy định sau:
Quy định về tên của địa điểm kinh doanh
Theo quy định tại Nghị định 01/2021 thì tên địa điểm kinh doanh như sau:
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W, chữ số, các ký hiệu.
- Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
- Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
- Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
Quy định về nơi đặt địa điểm kinh doanh
Để đáp ứng yêu cầu về nơi đăng ký địa điểm kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, quy định đưa ra đã được chỉnh đổi để phù hợp hơn:
- Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
- Trước đây, theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Hiện nay, theo nghị định 01/2021/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đặt ở tỉnh thành cùng hoặc khác với trụ sở chính.
Hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh online mới như thế nào?
Hiện nay, doanh nghiệp có thể lựa chọn 2 hình thức đăng ký giấy phép kinh doanh qua mạng điện tử là:
- Sử dụng chữ ký số đăng ký công cộng.
- Sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh.
Phương thức thứ 1 phức tạp hơn yêu cầu doanh nghiệp phải có chữ ký số công cộng. Với phương thức này, doanh nghiệp không cần tổng hợp; và nộp hồ sơ bản giấy mà chỉ cần cầm biên lai đến cơ quan ĐKKD để nhận kết quả.
Phương thức thứ 2 thực hiện tương đối dễ dàng, nhanh chóng nên khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, sau khi hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp cần mang toàn bộ hồ sơ đến cơ quan ĐKKD để có thể nộp; và nhận kết quả.
Trường hợp sử dụng chữ ký số công cộng
Bước 1: Nộp hồ sơ bằng cách kê khai thông tin, tải văn bản điện tử; ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử
Bước 2: Nhận giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số thuế doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ. Gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi; bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
Bước 4: Sau khi nhận được mã số thuế doanh nghiệp; Phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Thông tư 02 về đăng ký kinh doanh quy định như thế nào?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh; Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ logo, Giấy phép bay flycam, Đăng ký bảo hộ thương hiệu của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Hiếp dâm xong dùng tiền hoà giải được không?
- Không giao cấu nhưng vẫn phạm tội hiếp dâm?
- Lỗi lấn làn, đè vạch ô tô bị phạt bao nhiêu tiền?
- Xe đạp điện vượt đèn đỏ và không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền?
Câu hỏi thường gặp
Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, các doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 3 năm 2019.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.
Thành lập mới
Thành lập trên cơ sở tách doanh nghiệp
Thành lập trên cơ sở chia doanh nghiệp
Thành lập trên cơ sở hợp nhất doanh nghiệp
Thành lập trên cơ sở chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh