Thời hiệu yêu cầu thi hành bản án tranh chấp đất đai là bao nhiêu năm?

07/09/2022
Thời hiệu yêu cầu thi hành bản án tranh chấp đất đai là bao nhiêu năm
512
Views

Sau khi kết thúc quá trình tranh chấp tại Tòa, Tòa án sẽ ban hành bản án để quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên. Nhiều người thắc mắc liệu khi đã có bản án tranh chấp đất đai nhưng có người không chấp hành bản án thì xử lý như thế nào? Thời hiệu yêu cầu thi hành bản án tranh chấp đất đai là bao nhiêu năm? Thủ tục yêu cầu thi hành bản án tranh chấp đất đai như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung này tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là thời hiệu yêu cầu thi hành án?

Thời hiệu yêu cầu thi hành án là thời hạn mà người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án; hết thời hạn đó thì mất quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án theo quy định.

Thời hiệu yêu cầu thi hành bản án tranh chấp đất đai là bao nhiêu năm?

Căn cứ Điều 30 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 có quy định thời hiệu yêu cầu thi hành bản án tranh chấp đất đai như sau:

1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.

3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.

Như vậy, theo quy định như trên, thời hiệu thi hành bản án tranh chấp đất đai là 5 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực. Nếu trong bản án có ấn định nghĩa vụ thì thời hiệu sẽ là 5 năm kể từ ngày đến hạn thực hiện nghĩa vụ.

Thời hiệu yêu cầu thi hành bản án tranh chấp đất đai là bao nhiêu năm
Thời hiệu yêu cầu thi hành bản án tranh chấp đất đai là bao nhiêu năm

Thẩm quyền yêu cầu thi hành bản án tranh chấp đất đai

Theo khoản 1, Điều 35, Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung 2010 thì cơ quan thi hành án cấp huyện sẽ có thẩm quyền thi hành đối với bản án, quyết định của Giám đốc thẩm của Toà án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành dân sự cấp huyện có trụ sở.

Trong trường hợp nếu thấy cần thiết, bản án, quyết định của Giám đốc thẩm nêu trên có thể chuyển giao cho cơ quan thi hành dân sự cấp tỉnh.

Hiện nay cơ quan thi hành bản án tranh chấp đất đai các cấp bao gồm:

  • Cấp huyện là Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
  • Cơ quan thi hành án cấp tỉnh là Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cách viết đơn yêu cầu thi hành bản án tranh chấp đất đai

Căn cứ Điều 31 Luật thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 đơn yêu cầu thi hành bản án tranh chấp đất đai phải có các nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;

b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;

c) Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;

d) Nội dung yêu cầu thi hành án;

đ) Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;

e) Ngày, tháng, năm làm đơn;

g) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.

Theo đó, đơn yêu cầu thi hành án dân sự sẽ có các nội dung chính theo quy định như trên.

Thủ tục gửi đơn yêu cầu thi hành bản án tranh chấp đất đai

Tại Điều 31 Luật Thi hành án dân sự quy định về việc tiếp nhận, từ chối yêu cầu thi hành án, thì thủ tục gửi đơn yêu cầu thi hành án như sau:

Bước 1: Chuẩn bị đơn yêu cầu thi hành án

Bạn cần chuẩn bị đơn đơn yêu cầu thi hành án, đơn yêu cầu phải có các nội dung như chúng tôi đã trình bày ở nội dung trên.

Bước 2: Nộp đơn yêu cầu thi hành án cho Cơ quan có thẩm quyền

– Đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Người yêu cầu phải nộp Bản án, Quyết định, tài liệu khác có liên quan. Ngày yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

– Trường hợp người yêu cầu trực tiếp trình bày bằng lời nói thì Cơ quan thi hành án dân sự phải lập biên bản có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, có chữ ký của người lập biên bản; biên bản này có giá trị như đơn yêu cầu.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý đơn

– Khi tiếp nhận yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra nội dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu.

Cơ quan thi hành án dân sự từ chối yêu cầu thi hành án và phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án trong các trường hợp sau đây:

a) Người yêu cầu không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc nội dung yêu cầu không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định; bản án, quyết định không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các đương sự theo quy định của Luật này;

b) Cơ quan thi hành án dân sự được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án;

c) Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án.

Bước 4: Phân công Chấp hành viên đảm nhận

Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phân công Chấp hành viên thực hiện các trình tự thủ tục thi hành án.

Chấp hành viên tiến hành gửi Quyết định về thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó.

Thời hạn tự nguyện thi hành án của người phải thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành “xác minh điều kiện thi hành án“.

Hết thời hạn tự nguyện thi hành án, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án (có tài sản) mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.

Chấp hành viên sẽ thực hiện các quy trình thủ tục định giá, bán đấu giá tài sản của người phải thi hành án để thi hành án cho người yêu cầu.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về Thời hiệu yêu cầu thi hành bản án tranh chấp đất đai là bao nhiêu năm. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; thuế môn bài của chi nhánh hạch toán phụ thuộc; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Có mấy hình thức yêu cầu thi hành án?

 Hiện nay có ba hình thức yêu cầu thi hành án, đó là: (i) Trực tiếp nộp đơn yêu cầu thi hành án; (ii) Trình bày yêu cầu thi hành án bằng lời nói; (iii) Gửi đơn yêu cầu thi hành án qua đường Bưu điện. Người yêu cầu thi hành án phải nộp Bản án, Quyết định, các tài liệu khác có liên quan cho Cơ quan Thi hành án.

Trường hợp nào đơn yêu cầu thi hành án bị từ chối?

Cơ quan thi hành án phải từ chối yêu cầu thi hành án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người yêu cầu không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc nội dung yêu cầu không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định; bản án, quyết định không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các đương sự theo quy định của Luật này;
b) Cơ quan thi hành án dân sự được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án;
c) Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án.

Làm gì khi người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án?

Bạn có thể cung cấp thông tin về tài sản của bị đơn cho chấp hành viên cũng như có thể đề nghị chấp hành viên áp dụng các biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án nếu bị đơn không tự nguyện thi hành án (trả lại tiền) cho bạn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.