Thời hạn tạm ngừng phiên tòa dân sự tối đa là trong bao nhiêu ngày?

01/07/2022
Thời hạn tạm ngừng phiên tòa dân sự tối đa là trong bao nhiêu ngày?
511
Views

Trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có thể ra quyết định tạm ngừng phiên tòa dân sự nếu thuộc một số trường hợp do luật định. Vậy trong trường hợp tạm ngừng phiên tòa thì thời hạn tạm ngừng phiên tòa dân sự tối đa là trong bao nhiêu ngày? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Tạm ngừng phiên tòa là gì?

Trong quy định của pháp luật Tố tụng dân sự thì không có quy định cụ thể về khái niệm tạm ngừng phiên tòa. Nhưng theo như Từ điển Luật học thì định nghĩa về tạm ngừng phiên tòa được hiểu là việc vì một số lý do đặc biệt mà vụ án đang được xét xử không tiếp tục xét xử trong một thời hạn nữa.

Việc Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã có quy định về việc tạm ngừng phiên Tòa được biết đến là quy định mới của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 so với Bộ luật Tố tụng dân sự 2004.

Bởi lẽ đó, khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 259 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.

Khi không còn lý do tạm ngừng phiên tòa, vụ án tiếp tục được xét xử và việc xét xử này là sự tiếp nối quá trình tố tụng của phiên tòa đã mở trước khi tạm ngừng, không phải xét xử lại từ đầu. Quy định này nhằm đảm bảo việc xét xử nhanh chóng, tránh kéo dài thời gian giải quyết vụ án.

Thời hạn tạm ngừng phiên tòa dân sự tối đa là trong bao nhiêu ngày?
Thời hạn tạm ngừng phiên tòa dân sự tối đa là trong bao nhiêu ngày?

Phân biệt tạm ngừng và tạm hoãn phiên tòa dân sự

Các trường hợp hoãn phiên tòa sơ thẩm:

Phiên tòa xét xử sơ thẩm bị hoãn trong các trường hợp sau:

  • Khi có sự thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên tại phiên tòa mà không có người dự khuyết ngay từ đầu.
  • Khi có sự thay đổi về người giám định, người phiên dịch tại phiên tòa.
  • Khi đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt:
  • Đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt khi được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 1 và không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
  • Đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt khi được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 2 vì sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan.
  • Khi người phiên dịch vắng mặt.

Ngoài ra, HĐXX có quyền hoãn phiên tòa nếu xét thấy cần thiết khi:

  • Khi người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa.
  • Khi người giám định vắng mặt tại phiên tòa.
  • Khi người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà không thuộc trường hợp Tòa án phải hoãn phiên tòa và có người đề nghị hoãn phiên tòa.

Các trường hợp hoãn phiên tòa phúc thẩm

Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa xét xử phúc thẩm khi:

  • Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm nhưng Kiểm sát viên vắng mặt;
  • Người kháng cáo, người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt và không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
  • Người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

Như vậy, nguyên đơn, người kháng cáo nếu được tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 2 mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì được coi như là đã từ bỏ yêu cầu khởi kiện, kháng cáo và Tòa án đình chỉ xét xử đối với yêu cầu khởi kiện, kháng cáo đó.

Thời hạn hoãn phiên tòa

Quyết định hoãn phiên tòa phải nêu rõ thời gian, địa điểm mở phiên tòa. Trường hợp sau khi hoãn phiên tòa mà Tòa án không thể mở lại phiên tòa đúng thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa ghi trong quyết định hoãn phiên tòa thì Tòa án phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng về thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.

Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

Tạm ngừng phiên tòa

Căn cứ tạm ngừng phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm:

Trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa khi có một trong các căn cứ sau đây:

  • Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tiến hành tố tụng không thể tiếp tục tiến hành phiên tòa, trừ trường hợp thay thế được người tiến hành tố tụng;
  • Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, trừ trường hợp người tham gia tố tụng có yêu cầu xét xử vắng mặt;
  • Cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà nếu không thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa;
  • Chờ kết quả giám định bổ sung, giám định lại;
  • Các đương sự thống nhất đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa để họ tự hòa giải;
  • Cần phải báo cáo Chánh án Tòa án để đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 221 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Thời hạn tạm ngừng phiên tòa

Thời hạn tạm ngừng phiên tòa là không quá 01 tháng, kể từ ngày Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn này, nếu lý do để ngừng phiên tòa không còn thì Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành phiên tòa; nếu lý do để ngừng phiên tòa chưa được khắc phục thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Hội đồng xét xử phải thông báo bằng văn bản cho những người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian tiếp tục phiên tòa.

Thời hạn tạm ngừng phiên tòa dân sự tối đa là trong bao nhiêu ngày?
Thời hạn tạm ngừng phiên tòa dân sự tối đa là trong bao nhiêu ngày?

Các trường hợp tạm ngừng phiên tòa

Theo điểm b khoản 1 Điều 221 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: “Trường hợp đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc vụ án đang được xem xét tại phiên tòa hoặc đang được xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 259 của Bộ luật này và báo cáo Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật”.

Khoản 4 Điều 257 quy định “Khi có đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không đồng ý với kết luận giám định được công bố tại phiên tòa và có yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại, nếu xét thấy việc giám định bổ sung, giám định lại là cần thiết cho việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung, giám định lại; trong trường hợp này, Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 259 của Bộ luật này“.

Bên cạnh đó, trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa khi có một trong các căn cứ sau đây:

  • Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tiến hành tố tụng không thể tiếp tục tiến hành phiên tòa, trừ trường hợp thay thế được người tiến hành tố tụng;
  • Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, trừ trường hợp người tham gia tố tụng có yêu cầu xét xử vắng mặt;
  • Cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà nếu không thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa;
  • Chờ kết quả giám định bổ sung, giám định lại;
  • Các đương sự thống nhất đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa để họ tự hòa giải;
  • Cần phải báo cáo Chánh án Tòa án để đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật.

Thẩm quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa

Quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án, hoãn phiên tòa, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tạm ngừng phiên tòa phải được Hội đồng xét xử thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và lập thành văn bản.

Thời hạn tạm ngừng phiên tòa dân sự tối đa là trong bao nhiêu ngày?

Theo Điều 259 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc tạm ngừng phiên tòa như sau:

Việc tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Thời hạn tạm ngừng phiên tòa là không quá 01 tháng, kể từ ngày Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn này, nếu lý do để ngừng phiên tòa không còn thì Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành phiên tòa; nếu lý do để ngừng phiên tòa chưa được khắc phục thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Hội đồng xét xử phải thông báo bằng văn bản cho những người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian tiếp tục phiên tòa.”

Như vậy, thời hạn tạm ngừng phiên tòa là không quá 01 tháng, kể từ ngày Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa.

Thời hạn tạm ngừng phiên tòa dân sự tối đa là trong bao nhiêu ngày?
Thời hạn tạm ngừng phiên tòa dân sự tối đa là trong bao nhiêu ngày?

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi “Thời hạn tạm ngừng phiên tòa dân sự tối đa là trong bao nhiêu ngày?“.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tạm dừng công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu, khai giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, thủ tục sang tên nhà đất… của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Chờ kết quả giám định bổ sung thì Hội đồng xét xử có được tạm ngừng phiên tòa không?

Theo điểm d khoản 1 Điều 259 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định Hội đồng xét xử phải tạm ngừng phiên tòa khi chờ kết quả giám định bổ sung, giám định lại.

Thông báo tiếp tục phiên tòa sau khi tạm ngừng phải được gửi đến ai?

Hội đồng xét xử phải thông báo bằng văn bản cho những người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian tiếp tục phiên tòa.

Hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải làm gì?

Hết thời hạn này, nếu lý do để ngừng phiên tòa không còn thì Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành phiên tòa; nếu lý do để ngừng phiên tòa chưa được khắc phục thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Hội đồng xét xử phải thông báo bằng văn bản cho những người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian tiếp tục phiên tòa.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.