Người phạm tội có thể đầu thú tại cơ quan nào?

01/07/2022
Người phạm tội có thể đầu thú tại cơ quan nào?
465
Views

Đầu thú và tự thú đều là hành vi của người phạm tội tự mình đến trình diện và khai báo tại cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, đầu thú và tự thú có những điểm khác biệt cơ bản. Vậy điểm khác biệt giữa tự thú và đầu thú ở đâu? Người phạm tội có thể đầu thú tại cơ quan nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Đầu thú là gì?

Theo điểm i khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: “Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình“.

Người phạm tội có thể đầu thú tại cơ quan nào?
Người phạm tội có thể đầu thú tại cơ quan nào?

Phân biệt đầu thú và tự thú

Tiêu chíTự thúĐầu thú
Căn cứ pháp lýĐiểm h, khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015; Điều 29, Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.Điểm i khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Khái niệmLà tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình.Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưng trong quá trình điều tra đã tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện, thì cũng được coi là tự thú đối với việc tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội của mình mà chưa bị phát hiện.Là sau khi bị phát hiện, người phạm tội đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.
Đặc điểm nổi bậtNhận tội khi chưa ai biết mình phạm tội hoặc đã có người biết hành vi phạm tội nhưng chưa xác định được chủ thể thực hiện hành vi.Đã có người biết mình thực hiện hành vi phạm tội
Giảm nhẹ trách nhiệm hình sựĐược xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sựKhông được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tuy nhiên trong quá trình điều tra, xét xử việc xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sẽ tùy thuộc vào quyết định của Tòa án và tùy thuộc vào thái độ sau đó của người đầu thú (thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, lập công chuộc tội…). Việc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải được ghi rõ trong bản án.
Việc miễn trách nhiệm hình sựCó thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu:Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhậnKhông được miễn trách nhiệm hình sự

Người phạm tội có thể đầu thú tại cơ quan nào?

Căn cứ Điều 152 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về người phạm tội tự thú, đầu thú như sau:

“1. Khi người phạm tội đến tự thú, đầu thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú, đầu thú. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.

2. Trường hợp xác định tội phạm do người tự thú, đầu thú thực hiện không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú, đầu thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp nhận, giải quyết.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp“.

Bên cạnh đó, tại Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định về tổ chức tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:

Cơ quan điều tra phải tổ chức trực ban hình sự 24/24 giờ, Viện kiểm sát các cấp phải tổ chức trực nghiệp vụ 24/24 giờ để tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (kể cả tin báo về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng); phân loại và chuyển ngay cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Địa điểm tiếp nhận phải đặt ở nơi thuận tiện, có biển ghi tên cơ quan và thông báo rộng rãi để mọi người biết.

Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an phải bố trí cán bộ trực để tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Các cơ quan, tổ chức khác khi có tố giác, tin báo về tội phạm thì phải phân công người tiếp nhận.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì người phạm tội khi đầu thú có thể đến những cơ quan tố giác như cơ quan công án, cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.

Trong trường hợp đầu thú tại cơ quan không phải cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội đầu thú có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.

Người phạm tội có thể đầu thú tại cơ quan nào?
Người phạm tội có thể đầu thú tại cơ quan nào?

Ý nghĩa của việc người phạm tội tự thú, đầu thú

Quy định trường hợp tự thú trong pháp luật là thể hiện chính sách khoan hồng nhất quán của Nhà nước ta, thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc ta đối với những người lầm lỗi mà chịu ăn năn hối cải. Thành tâm tự thú là một hành vi tích cực và là biểu hiện của sự ăn năn muốn hối cải của người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm pháp.

Bộ luật hình sự quy định việc người phạm tội tự thú là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Quy định về tự thú còn là quy định mang tính phòng ngừa tích cực. Hành vi tự thú không chỉ giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật sớm khám phá ra tội phạm và ngăn chặn được những hành vi tiếp tục thực hiện tội phạm mà còn tác động tích cực đến những đối tượng khác đã hoặc đang có hành vi phạm tội, làm cho các đối tượng này phải hoang mang, dao động mà tự kiềm chế các hành vi và ý đồ thực hiện tội phạm của mình.

Tự thú còn có ý nghĩa tích cực ở chỗ, làm giảm bớt những chi phí cần thiết cho việc điều tra, truy bắt đối tượng phạm tội; rút ngắn thời hạn thực hiện các hành vi tố tụng. Vì những ý nghĩa đó, pháp luật tố tụng hình sự của nước ta, luôn khuyến khích tự thú. Cũng chính vì vậy mà luật cũng quy định những thủ tục tố tụng và các điều kiện pháp lý khác có lợi cho người tự thú.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi “Người phạm tội có thể đầu thú tại cơ quan nào?“.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tạm dừng công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu, khai giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, thủ tục sang tên nhà đất… của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn tam giữ đối với người phạm tội đầu thú là bao lâu?

Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.

Trường hợp xác định tội phạm do người đầu thú thực hiện không thuộc thẩm quyền điều tra thì Cơ quan điều tra tiếp nhận người đầu thú phải làm gì?

Trường hợp xác định tội phạm do người tự thú, đầu thú thực hiện không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú, đầu thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp nhận, giải quyết.

Người bị tạm giữ có bao gồm người phạm tội đầu thú không?

Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.