Thời hạn sở hữu nhà ở được pháp luật quy định như thế nào?

09/07/2021
Thời hạn sở hữu nhà ở được pháp luật quy định như thế nào?
609
Views

Xin chào Luât sư! Luật sư cho tôi hỏi: Thời hạn sở hữu nhà ở được pháp luật quy định như thế nào? Tôi muốn tìm hiểu về thời hạn sở hữu nhà ở. Tôi là chủ đầu tư xây dựng nước ngoài thì sẽ được sở hữu nhà ở bao lâu. Rất mong nhận được tư vấn của Luật sư. Xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thời hạn sở hữu nhà ở đối với nhà ở thương mại theo quy định của Chính phủ

Bên bán và bên mua thỏa thuận cụ thể các nội dung, bao gồm:

– Thời hạn bên mua được sở hữu nhà ở;

– Các quyền và nghĩa vụ của bên mua trong thời gian sở hữu nhà ở;

– Trách nhiệm đăng ký và cấp Giấy chứng nhận cho bên mua;

– Việc bàn giao lại nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở và người nhận bàn giao lại nhà ở sau khi hết hạn sở hữu;

– Việc xử lý Giấy chứng nhận khi hết gian sở hữu;

– Trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng mua bán nhà ở.

Xem thêm: Phân biệt: Nhà chung cư, nhà ở thương mại, nhà ở công vụ, nhà ở xã hội

Thời hạn sở hữu nhà ở đối với tổ chức nước ngoài

Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 161 Luật nhà ở 2014 quy định:

Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.

Theo đó, thời hạn người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam phụ thuộc vào nội dung sự thỏa thuận của các bên khi tham gia giao dịch về nhà ở đó nhưng không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn. Đối với trường hợp người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở lâu dài.

Thời hạn sở hữu nhà ở đối với cá nhân nước ngoài

Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận.

Hết thời gian đó, nếu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét.

Thời hạn sở hữu nhà ở thay đổi do biến động đất đai

Trường hợp trước khi hết hạn, tổ chức, cá nhân nước ngoài bán hoặc tặng cho nhà ở thì người mua, người được tặng cho được sở hữu nhà ở theo quy định sau đây:

– Trường hợp bán hoặc tặng cho nhà ở cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì bên mua, bên nhận tặng cho được sở hữu nhà ở ổn định lâu dài;

– Trường hợp bán hoặc tặng cho nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thì bên mua, bên nhận tặng cho chỉ được sở hữu nhà ở trong thời gian còn lại. Khi hết thời gian đó mà chủ sở hữu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét;

– Bên bán, bên tặng cho nhà ở phải nộp các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Thời hạn sở hữu nhà ở được pháp luật quy định“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này thì xin vui lòng tư vấn: 0936408102 để được tư vấn và hỗ trợ

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện sỡ hữu Nhà ở xã hội?

Chưa có sở hữu nhà ở, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua Nhà ở xã hội.
Phải có đăng ký thường trú hoặc tạm trú (1 năm trở lên) trừ đối tượng là học sinh, sinh viên. 
Đáp ứng các yêu cầu về thu nhập đối với các đối tượng có thu nhập thấp, đối tượng thuộc biên chế Nhà nước.

Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là gì?

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật nhà ở 2014

Bảo hộ quyền sở hữu nhà ở như thế nào?

1. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về nhà ở của các chủ sở hữu theo quy định của Luật này.
2. Nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không bị quốc hữu hóa. Trường hợp thật cần thiết vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước quyết định trưng mua, trưng dụng, mua trước nhà ở hoặc giải tỏa nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ và thực hiện chính sách tái định cư cho chủ sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Trả lời