Thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác trong lĩnh vực giáo dục?

30/01/2022
Thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác trong lĩnh vực giáo dục?
520
Views

Chào Luật sư, chị gái tôi là giáo viên dạy toán cấp 2 tại một trường ở thị trấn. Vừa qua, chị tôi có nhận được quyết định về điều chuyển công tác đến dạy ở trường ở huyện vùng sâu. Luật sư cho tôi hỏi, căn cứ vào đâu để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định này? Thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác trong lĩnh vực giáo dục được quy định như thế nào? Các mức hưởng chế độ có bị thay đổi không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây, Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác trong lĩnh vực giáo dục

Đối với công chức giáo dục không giữ chức vụ lãnh đạo; quản lý và viên chức giáo dục

Vấn đề này được quy định như sau:

– Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 03 năm đến 05 năm (không bao gồm thời gian tập sự của công chức, viên chức).

Thời điểm tính thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là thời điểm có văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

– Các đơn vị ban hành danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi căn cứ quy định trên để xác định thời hạn định kỳ chuyển đổi đối với từng vị trí công tác cụ thể.

Như vậy từ ngày 14/02/2022, thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác với công chức, viên chức giáo dục là từ đủ 03 năm đến 05 năm (không bao gồm thời gian tập sự của công chức, viên chức).

Trước đây, Thông tư 35/2010/TT-BGDĐT và Thông tư 33/2015/TT-BGDĐT quy định thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác với công chức, viên chức giáo dục là từ đủ 05 năm (đủ 60 tháng).

Danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi đối với công chức, viên chức giáo dục

Quản lý ngân sách, tài sản trong cơ quan, đơn vị

+ Phân bổ ngân sách.

+ Kế toán.

+ Mua sắm công.

+ Thẩm định, kiểm tra và quyết toán kinh phí.

Trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc

+ Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức, công nhận hiệu trưởng, hội đồng trường, chủ tịch hội đồng trường.

+ Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

+ Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.

+ Tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức.

+ Tổ chức thi nâng ngạch công chức.

+ Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

+ Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về tổ chức bộ máy.

+ Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về biên chế.

Thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác trong lĩnh vực giáo dục?

+ Thẩm định các đề án thành lập mới, sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức, đơn vị

và doanh nghiệp Nhà nước.

+ Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức thi đua,

khen thưởng.

+ Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức kỷ luật.

+ Phân bổ chỉ tiêu, ngân sách đào tạo.

+ Quản lý, thực hiện chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Giáo dục và đào tạo

+ Tham mưu, tổ chức ra đề thi, tổ chức thi, chọn học sinh giỏi, tuyển sinh trung

học phổ thông, cao đẳng ngành giáo dục mầm non, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ.

+ Phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo cho các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân, phân bổ chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài theo các đề án của Chính phủ.

+ Thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các nhà trường

trong hệ thống giáo dục quốc dân.

+ Thẩm định sách giáo khoa, giáo cụ giảng dạy, các vật tư kỹ thuật khắc phục

vụ giảng dạy, nghiên cứu.

+ Thẩm định hồ sơ thành lập các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.

+ Quản lý các dự án, đề án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

+ Phân bổ, thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục và

đào tạo.

Thanh tra

+ Làm công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

+ Công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Sư X về “Thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác trong lĩnh vực giáo dục?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về Xác nhận tình trạng hôn nhân; Xác nhận độc thân; Hợp thức hóa lãnh sự; Thành lập công ty vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Giáo dục thường xuyên là hình thức giáo dục như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Giáo dục năm 2019; Giáo dục thường xuyên là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học

Chuẩn đầu ra là gì?

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 5 Luật Giáo dục năm 2019; Chuẩn đầu ra là yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học sau khi hoàn thành một chương trình giáo dục

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.