Chào luật sư! Tôi ở Hải Phòng; có cho anh bạn vay 500 triệu đồng để làm ăn. Để đảm bảo thực hiện trả tiền thì anh bạn đó đã thế chấp cho tôi cái tàu biển nhỏ nhỏ mà gia đình anh vẫn sử dụng để đi đánh cá. Tuy nhiên, tôi vẫn khá là lo lắng vì chưa nhận thế chấp tàu biển bao giờ. Tôi có biết rằng; biện pháp này phải đăng ký mới có hiệu lực và tôi đã thực hiện theo đúng quy định. Tuy nhiên; tôi không biết rằng sau khi đăng ký đã có hiệu lực ngay chưa hay là thời điểm khác? Vì quyền lợi của mình nên tôi rất mong luật sư có thể giải đáp cho tôi vấn đề Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư 247 xin tư vấn về Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm? như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì?
Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm. Trong đó;
- Sổ đăng ký là Sổ địa chính hoặc Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đối với biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất; Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam đối với biện pháp bảo đảm bằng tàu bay; Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam đối với biện pháp bảo đảm bằng tàu biển hoặc sổ khác theo quy định của pháp luật.
- Cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm là tập hợp các thông tin về biện pháp bảo đảm đã đăng ký được lưu giữ tại cơ quan đăng ký.
Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.
Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm?
Trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định
- Thế chấp quyền sử dụng đất
- Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay
- Thế chấp tàu biển
Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu
- Thế chấp tài sản là động sản khác
- Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai
- Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất; tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu
Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm?
Trường hợp đăng ký mới biện pháp bảo đảm
Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Nghị định 102/2017/NĐ-CP; thời điểm có hiệu lực đối với trường hợp đăng ký mới biện pháp bảo đảm dựa trên loại tài sản bảo đảm; cụ thể như sau:
- Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất; tàu bay; tàu biển; thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký.
- Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác; thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Trường hợp đăng ký thay đổi biện pháp bảo đảm
Trường hợp đăng ký thay đổi do bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký kết hợp đồng bảo đảm mới hoặc do bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm và tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo đảm các bên không có thỏa thuận về việc bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản bổ sung hoặc nghĩa vụ bổ sung là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký thay đổi vào sổ đăng ký hoặc cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Trường hợp không làm thay đổi thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm
- Trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai hoặc chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở do nhà ở hình thành trong tương lai đã được hình thành theo quy định của Luật nhà ở, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở;
- Các trường hợp đăng ký thay đổi quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 18 của Nghị định này; bao gồm:
- Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm theo thỏa thuận của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; thay đổi tên hoặc thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm do tổ chức lại doanh nghiệp;
- Rút bớt tài sản bảo đảm;
- Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành; trừ trường hợp tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất; kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là phương tiện giao thông cơ giới; đã kê khai số khung khi đăng ký biện pháp bảo đảm. Trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai) đã hình thành; thì thủ tục đăng ký thay đổi được thực hiện đồng thời với thủ tục chứng nhận quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã kê khai trong phiếu yêu cầu đăng ký.
Thời hạn có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 102/2017/NĐ-CP; thời hạn có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định như sau: Việc đăng ký biện pháp bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này đến thời điểm xóa đăng ký biện pháp bảo đảm.
Hệ quả của đăng ký biện pháp bảo đảm?
Đăng ký giao dịch đảm bảo là thủ tục pháp lý quan trọng do pháp luật quy định hoặc do các chủ thể thỏa thuận bởi nó phát sinh những hệ quả sau:
- Thứ nhất, đăng ký giao dịch là điều kiện làm phát sinh hiệu lực của giao dịch bảo đảm trong trường hợp pháp luật quy định.
- Thứ hai, đăng ký giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
- Thứ ba, đăng ký giao dịch bảo đảm là căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán trong trường hợp dùng một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ.
Như vậy; thời điểm có hiệu lực đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký (đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất; tàu bay; tàu biển;…) hay thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm. Nếu có sự thay đổi về bổ sung tài sản; nghĩa vụ thì đăng ký biện pháp bảo đảm có hiệu lực từ thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Có thể bạn quan tâm
- Yêu cầu đối với tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự?
- Chủ cửa hàng cầm đồ có được bán tài sản cầm cố không?
- Hợp đồng thuê tài sản là gì?
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm?” Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức sau đây:
– Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
– Nộp trực tiếp;
– Qua đường bưu điện;
– Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Trong trường hợp người cầm cố đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ; đúng thời hạn; mà bên nhận cầm cố không trả lại tài sản cầm cố. Thì người cầm cố có quyền yêu cầu Tòa án; cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác; buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản (kiện đòi tài sản) và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
Hiện nay Bộ luật dân sự không có quy định cụ thể về vấn đề này. Theo đó; ta có thể hiểu việc đặt cọc là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; chỉ cần đảm bảo đúng mục đích; ngoài ra không đòi hỏi đáp ứng về điều kiện hình thức xác lập. Đây là một quy định mang tính chất mở cho các bên, là điểm mới mang tính chất tích cực đối với pháp luật Việt Nam.