Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu?

23/10/2021
Mẫu biên bản thỏa thuận giữa hai bên - Tải xuống mẫu biên bản
662
Views

Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng là gì? Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu? Thỏa thuận tài sản vô hiệu sẽ như thế nào?

Chào luật sư, tôi và chồng sắp cưới muốn viết một thỏa thuận liên quan đến tài sản trước khi cưới; phân chia tài sản rõ ràng phòng lúc có tranh chấp gì còn có giấy tờ giải quyết. Hai chúng tôi đã lập xong thỏa thuận, nhưng không biết đã ổn hay chưa? Mong Luật sư tư vấn cho chúng tôi về các trường hợp dẫn đến thỏa thuận mất hiệu lực để chúng tôi lập một thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thỏa thuận về tài sản trước khi cưới là một điều hết sức sáng suốt và lý trí của các cặp đôi sắp cưới. Thỏa thuận này không phải là làm mất cảm tình giữa hai bên hay là không tin tưởng lẫn nhau. Mà thỏa thuận này giúp hai bên có thể làm giảm được mâu thuẫn về tài sản không đáng có; giải quyết đơn giản hơn khi có mâu thuẫn về tài sản… Tuy nhiên, khi lập văn bản thỏa thuận cần lưu ý một số điều để thỏa thuận có hiệu lực pháp luật. Vậy, khi nào thì thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu? Luật sư 247 có những giải đáp sau:

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Bộ luật dân sự năm 2015

Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP

Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng là gì?

Thông thường các tài sản sau khi kết hôn được coi là tài sản chung của vợ chồng. Pháp luật Việt Nam quy định có hai chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm: Chế độ tài sản theo thỏa thuận; và Chế độ tài sản theo luật định. Do đó, vợ chồng có quyền thỏa thuận chế độ tài sản của mình trước khi kết hôn.

Pháp luật khuyến khích thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng; căn cứ vào đó để giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản của hai vợ chồng; làm giảm áp lực cho tòa án khi có tranh chấp tài sản xảy ra. Trường hợp vợ chồng không có thỏa thuận thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.

Vợ chồng có thể thỏa thuận trên cơ sở lựa chọn theo một chế độ tài sản riêng biệt; hoàn toàn độc lập với chế độ tài sản theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng là việc vợ chồng thỏa thuận với nhau về tài sản trước khi kết hôn; thỏa thuận phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực; và có hiệu lực từ ngày hai bên đăng ký kết hôn.

Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng

Căn cứ Điều 48 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:

– Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;

– Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;

– Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;

– Nội dung khác có liên quan.

Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận; hoặc thỏa thuận không rõ ràng; thì áp dụng quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này; và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định.

Khi nào thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu

Căn cứ Điều 50 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014; và Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP; có quy định về Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch theo luật định

Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

+ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự; năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

+ Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

+ Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật; không trái đạo đức xã hội.

Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Căn cứ vào điều luật trên, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị coi vô hiệu khi:

+ Vợ hoặc chồng chưa đủ tuổi kết hôn; hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự ở thời điểm xác lập thỏa thuận;

+ Tại thời điểm xác lập thỏa thuận, vợ hoặc chồng hoặc người thứ ba không tự nguyện

+ Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật; không trái đạo đức xã hội;

+ Văn bản thỏa thuận phải có công chứng hoặc chứng thực; thỏa thuận lập trước khi kết hôn.

– Vi phạm một trong các quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

Một số trường hợp quy định tại Điều 29, 30, 31, 32 Luật hôn nhân gia đình 2014 khiến thỏa thuận về chế độ tài sản bị vô hiệu:

+ Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng:

Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.

+ Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình

Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung; hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.

+ Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng

Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng;

Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng; thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó; nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng.

+ Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng

Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình; thì vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán; được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó;

Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình; thì vợ, chồng đang chiếm hữu động sản; theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu; được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó; trong trường hợp Bộ luật dân sự có quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình.

+ Vi phạm quyền được bảo đảm chỗ ở của vợ, chồng

Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do vi phạm quyền được bảo đảm chỗ ở của vợ, chồng quy định tại Điều 31 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

+ Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng; quy định từ Điều 110 đến Điều 115 của Luật hôn nhân và gia đình sẽ vô hiệu.

+ Tước bỏ quyền thừa kế của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự.

+ Vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình.

Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì sẽ thế nào?

 Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần.

+ Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì chế độ tài sản của vợ chồng được chia theo luật định.

+ Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tuyên bố vô hiệu một phần thì các nội dung không bị vô hiệu vẫn được áp dụng; đối với phần nội dung bị vô hiệu thì các quy định tương ứng về chế độ tài sản của vợ chồng áp dụng theo quy định pháp luật.

Mời bạn xem thêm

  1. Mức cấp dưỡng đã thỏa thuận sau ly hôn có thay đổi được không?
  2. Chia tài sản sau ly hôn khi nơi ở của bị đơn và nơi có BĐS khác nhau
  3. Chia tài sản chung của vợ chồng như thế nào khi một bên chết?
  4. Tranh chấp tài sản vợ chồng: Chồng đi sống với người khác rồi về đòi chia tài sản
  5. Tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình hiện hành

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là tài sản riêng của vợ, chồng?

– Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
–  Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.

Định đoạt tài sản chung như thế nào?

Căn cứ Điều 35, 36 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
– Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
– Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp đối với: Bất động sản; Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
– Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận