Thỏa thuận lối đi chung được pháp luật quy định như thế nào?

16/11/2021
Thỏa thuận lối đi chung được pháp luật quy định như thế nào?
1373
Views

Có thể nói, đất đai là một trong những lĩnh vực nhạy cảm và thường xuyên phát sinh nhiều tranh chấp nhất hiện nay. Liên quan đến việc mua bán đất nhiều người lựa chọn an toàn khi thực hiện các thủ tục tra cứu quy hoạch đất, tra cứu sổ đỏ. Trong số các vấn đề đất đai nổi cộm, có một loại tranh chấp có thể diễn ra dai dẳng và dẫn đến nhiều căng thẳng lên các bên liên quan, đó chính là tranh chấp về lối đi chung. Ông bà ta vẫn luôn có câu: “Hàng xóm, láng giềng, tối lửa tắt đèn có nhau”. Thay vì xung đột, thỏa thuận với nhau về lối đi chung sẽ giúp giữ vững mối quan hệ tình làng nghĩa xóm, tiếp tục là những hàng xóm tốt của nhau.

Xin chào luật sư. tôi dự định mua một mảnh đất. Nhưng hiện tại mảnh đất này không có lối đi, phải đi nhờ lối đi của nhà liền kề. Tuy nhiên, việc đó chỉ được thỏa thuận bằng miệng mà không có văn bản gì. Việc thỏa thuận về lối đi chung được pháp luật hiện nay quy định như thế nào? Nếu tôi muốn lập biên bản thỏa thuận để đảm bảo hơn thì cần ghi những nội dung chính gì? Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Lối đi chung được hiểu như thế nào?

Hiện nay chưa có bất kỳ quy định nào của pháp luật đưa ra khái niệm về lối đi chung. Hiểu nôm na, lối đi chung hay trên thực tế còn được gọi là ngõ đi chung; là phần diện tích đất chung được nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng để đi ra đường công cộng. Nói cách khác, đây là phần diện tích đất do nhiều người cùng sử dụng vào mục đích để lưu thông, đi lại từ thửa đất của mình ra các tuyến đường lớn; hoặc đường công cộng của Nhà nước.

Theo quy định của pháp luật cụ thể tại Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015 đối với quyền về lối đi qua. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi bất động sản của chủ sở hữu khác mà không có; hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Như vậy, nếu cá nhân, hộ gia đình không có lối đi. Có thể yêu cầu chủ thể của bất động sản vây bọc mở một lối đi cho mình trên phần đất của chủ thể đó để có lối đi ra. Việc lối đi chung đó có được cấp sổ đỏ hay không phụ thuộc vào nguồn gốc sử dụng đất và sự thỏa thuận giữa những chủ thể có cùng lối đi chung.

Quy định của pháp luật về thỏa thuận lối đi chung

Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định Quyền về lối đi qua. Trường hợp vị trí bất động sản (thửa đất) bị vây bọc bởi bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có; hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì chủ sở hữu của bất động sản bị vây bọc có quyền yêu cầu các chủ sở hữu kia dành cho mình một lối đi hợp lý nhất có thể. Tuy nhiên, nó chỉ áp dụng khi đó là giải pháp cuối cùng; được chấp thuận khi bất động sản hoàn toàn bị vây bọc, bắt buộc phải mở lối đi trên đất của người khác.

Trong trường hợp bất động sản không bị vây bọc toàn bộ mà vẫn còn có đường khác dẫn ra đường công cộng thì yêu cầu mở lối đi chung sẽ không được chấp thuận. Cho dù đường đi xa hơn và không thuận tiện.

Bên cạnh đó, đối với quyền yêu cầu về lối đi. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản có lối đi cắt qua một khoản chi phí do các bên thỏa thuận. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận; bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên. Nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Nguyên tắc thỏa thuận sử dụng lối đi chung

Quy định tại Điều 248 Bộ luật dân sự 2015. Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

  • Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền;
  • Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền;
  • Không được thực hiện hành vi ngăn cản; hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.

Như vậy, có thể thấy rằng. Việc sử dụng lối đi chung nói riêng hay sử dụng các bất động sản liền kề khác nói chung. Đều phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc này được xây dựng trên sự thỏa thuận giữa các bên. Trường hợp không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

Biên bản thỏa thuận lối đi chung cần ghi những nội dung gì?

Hiện nay pháp luật không quy định biểu mẫu của Biên bản thỏa thuận lối đi chung. Các bên sẽ tự soạn thảo văn bản này. Nhìn chung sẽ có các nội dung sau:

  • Thông tin cơ bản của các chủ thể ký kết: Họ và tên, Ngày sinh, Số chứng thực cá nhân, Địa chỉ,…
  • Vị trí, giới hạn, chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi
  • Diện tích lối đi chung thuộc quyền sở hữu của ai
  • Quyền, trách nhiệm của các bên trong việc sử dụng lối đi chung
  • Gía đền bù cho chủ sở hữu quyền sử dụng đất có lối đi chung
  • Chuyển quyền sử dụng lối đi chung khi phát sinh hoạt động chuyển nhượng đất.

Tranh chấp lối đi chung được giải quyết như thế nào?

Cũng theo Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Quyền về lối đi qua. Bạn có thể đền bù cho các chủ sở hữu trên một khoản tiền phù hợp. Để họ tạo điều kiện giúp bạn thực hiện lối đi chung.

Trong trường hợp, chủ đất không mở lối đi cho gia đình bạn. Bạn có quyền nộp đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi có đất để được giải quyết vì yêu cầu có lối đi vào bất động sản của bạn là hoàn toàn chính đáng và đúng quy định của pháp luật.

Thông tin liên hệ Luật Sư 247

Trên đây là nội dung tư vấn về Thỏa thuận lối đi chung được pháp luật quy định như thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Lối đi chung có được cấp sổ đỏ không?

Nếu trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bạn (nếu có) có ghi nhận quyền sử dụng đất của bạn đối với diện tích đất. Bao gồm cả lối đi chung; hoặc bạn có giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (như giấy tờ về việc chuyển nhượng; tặng cho; hoặc thừa kế; hoặc giấy tờ xin được xây ngõ trên mảnh đất đó).

Cây trồng lấn chiếm sang đất nhà hàng xóm có vi phạm không?

Theo Điều 175 Bộ luật dân sự 2015. Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định. Nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá. Trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Văn bản thỏa thuận lối đi chung có bắt buộc phải công chứng không?

Hiện nay chưa có bất kỳ văn bản nào quy định thỏa thuận bắt buộc phải lập thành văn bản; hay có công chứng, chứng thực đối với văn bản thỏa thuận lối đi chung. Tuy nhiên, để đảm bảo sự khách quan cũng như làm tăng giá trị pháp lý của văn bản. Văn bản thỏa thuận lối đi chung nên được công chứng tại văn phòng công chứng; hoặc chứng thực tại UBND cấp xã nơi có đất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận