Thịt chua Phú Thọ có được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay không?

09/08/2022
Thịt chua Phú Thọ có được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay không
694
Views

Ngày hôm qua trong tập 10 shark tank mùa 5 đã có 1 dự án khởi rất ấn tượng đó chính là thương hiệu trường foods với món thịt chua- đặc sản của tỉnh Phú Thọ. Một trong những vấn đề gây thắc mắc băn khoăn cho các shark khi góp vốn đầu tư đó chính là sản phẩm thịt chua này có thể bị làm giả làm nhái và khó đăng ký bảo hộ, nhưng có thực sự phải như vậy hay không? Thịt chua Phú Thọ có được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019

Thịt chua Phú Thọ có được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay không?

Như chúng ta đã biết thì kẹo cu đơ Hà Tĩnh, cam bù  Hương Sơn, nước mắm Kỳ Ninh đều là những sản phẩm đặc sản mà chúng ta nên thử  nếu có dịp ghé thăm Hà Tĩnh. Và các loại đặc sản mà tôi vừa kể tên thì đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu vào năm 2020.

Tương tự thì đối với các loại đặc sản khác điển hình là thịt chua Phú Thọ thì hoàn toàn có thể được phép đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, nhưng không bất cứ ai và tổ chức nào cũng có thể đăng ký. Có thể nói rằng bảo hộ nhãn hiệu như một tấm “kim bài” cho các sản phẩm đặc sản. Và căn cứ theo các quy định hiện nay, thì sản phẩm thịt chua, hay nem chua này có thể đăng ký bảo hộ theo 1 trong 3 cách sau.

  • Thứ nhất là đăng ký chỉ dẫn địa lý 
  • Thứ hai là đăng ký bảo hộ chứng nhận như cách kẹo cu đơ Hà Tĩnh đã làm 
  • Và cuối cùng là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể. 

Vậy sự khác nhau của 3 tấm kim bài là gì?

Có 2 sự khác biệt cơ bản những giữa 3 loại nhãn hiệu này như sau: 

Thứ nhất là về chủ sở hữu nhãn hiệu 

  • Đối với đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thì đơn vị được đăng ký là một tổ chức tập thể được thành lập có tư cách pháp nhân như là hợp tác xã, với chỉ dẫn địa lý là thuộc sở hữu nhà nước tức là không có bất kỳ cá nhân nào sở hữu riêng biệt được cả, còn đối với bảo hộ chứng nhận  nhất định có chức năng kiểm soát, chứng nhận hàng hóa dịch vụ liên quan và các đối tượng, cá nhân nào đáp ứng được điều kiện.

Thứ hai là về các chủ thể có quyền sử dụng: 

  • Tiếp theo là về chủ thể sử dụng, chỉ dẫn địa lý sẽ mang tên của địa danh đó nên chỉ những cá nhân hay tổ chức kinh doanh sản phẩm , dịch vụ mà được đăng ký ở địa phương đó mới có thể sử dụng. Còn nhãn hiệu chứng nhận thì dù có được sản xuất, kinh doanh ở địa phương khác mà chỉ cần đạt tiêu chuẩn đặt ra với nhãn hiệu đã được chứng nhận được và được chủ sở hữu cho phép gắn nhãn đó là được. Còn đối với nhãn hiệu tập thể thì các thành viên trong tập thể đăng ký nhãn hiệu thì có quyền sử dụng nhãn hiệu đó. 

Hiện nay theo như chúng tôi tra cứu thì đặc sản thịt chua Phú Thọ vẫn chưa được đăng ký bảo hộ. Việc đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu mang lại hiệu quả toàn diện trên nhiều mặt: thương hiệu sản phẩm hay nhận thức của người tiêu dùng. Hy vọng trong tương lai không xa thì thịt chua Phú Thọ sẽ được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Thịt chua Phú Thọ có được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay không
Thịt chua Phú Thọ có được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay không?

Quy trình đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ được Luật sư 247 hướng dẫn chi tiết để khách hàng có thể nắm rõ hơn, gồm các bước sau đây:

Bước 1: Tra cứu sự trùng lặp của nhãn hiệu cần bảo hộ

Bước 2: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội; hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định đơn và ra thông báo kết quả đơn hợp lệ hình thức hay không

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn[1]).

  • Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
  • Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ; đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 5: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ; qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 6: Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ

Nếu văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn cần đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn. Khoảng 2 tháng sẽ nhận được văn bằng bảo hộ.

Nếu bị từ chối cấp bằng, nếu chủ đơn thấy chưa thỏa đáng có thể làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi khả năng cấp bằng của mình.

Video Luật sư 247 đề cập đến vấn đề Thịt chua Phú Thọ có được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay không?

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247

Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung; và kiến thức về thủ tục, trình tự đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nói riêng. Chính vì thế, đã tạo ra những tổn thất và rủi ro không đáng có như:

  • Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh gắt gao, có tính rủi ro cao. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ khiến nhãn hiệu có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng.
  • Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm rất nhiều bước, thời gian dài. Nên nếu càng chần chừ thì càng tạo ra những rủi do, tổn thất.
  • Khi sử dịch vụ, các luật sư có thể tư vấn, trao đổi và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Góp phần để quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.

Lợi ích Luật Sư 247 mang lại cho khách hàng

1.Sử dụng dịch vụ của Luật sư 247 ; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.

2. Sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247 sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.

3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Thịt chua Phú Thọ có được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay không?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, đăng ký làm lại giấy khai sinh, Giấy phép bay flycam, công chứng di chúc tại nhà,Tra cứu thông tin quy hoạch, Thành lập công ty… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Tại sao nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ?

Để tránh xảy ra việc sao chép, ăn cắp ý tưởng nhãn hiệu của nhau. Làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của đối phương dù và cố ý hay vô tình. Việc bảo hộ nhãn hiệu của riêng mình là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn tránh xảy ra những tranh chấp pháp lý về sau này; tránh mấy những khoản chi phí đáng tiến không nên có.
Trên thực tế, trong việc kinh doanh sản xuất không thể thiếu bóng dáng của những hình ảnh logo nhãn hiệu đại diện cho thương hiệu sản phẩm của mình. Nhãn hiệu chính là ấn tượng đầu tiên nhà cung cấp để lại cho khách hàng. Chính vì vậy mà việc thiết kế ra những logo, nhãn hiệu độc quyền đã ra đời. Để bảo hộ cho nhãn hiệu của mình, các nhà sản xuất kinh doanh muốn đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước.

Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu Trí tuệ ở đâu?

Phương thức nộp hồ sơ đăng ký Khi tiến hành nộp hồ sơ, thì sẽ có hai phương thức nộp như sau:
Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Cục sở hữu trí tuệ. Có ba địa điểm chính để nộp trực tiếp gồm:
Trụ sở tại Hà Nội: số 384-386, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Hoặc nộp online qua Cổng thông tin trực tuyến: http://www.noip.gov.vn/

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.