Thi thêm bằng C khi đã có bằng lái xe B2 được không?

15/08/2022
Thi thêm bằng C khi đã có bằng lái xe B2 được không?
688
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc thi thêm bằng C khi đã có bằng lái xe B2 được không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Muốn di chuyển bằng các phương tiện giao thông cơ giới tại Việt Nam bạn phải có cho mình một bằng lái xe tương ứng với phương tiện mà bạn muốn di chuyển. Vậy câu hỏi đặt ra là có được thi thêm bằng C khi đã có bằng lái xe B2 được không? tại Việt Nam.

Để giải đáp cho câu hỏi về việc thi thêm bằng C khi đã có bằng lái xe B2 được không? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Phân hạng các loại giấy phép lái xe hiện có tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về phân hạng giấy phép lái xe tại Việt Nam như sau:

– Hạng A1 cấp cho:

  • Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
  • Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

– Hạng A2 cấp cho: Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

– Hạng A3 cấp cho: Người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

– Hạng A4 cấp cho: Người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.

– Hạng B1 số tự động cấp cho: Người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
  • Ô tô dùng cho người khuyết tật.

– Hạng B1 cấp cho: Người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

– Hạng B2 cấp cho: Người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

Hạng C cấp cho: Người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
  • Máy kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

– Hạng D cấp cho: Người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

– Hạng E cấp cho: Người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

Lưu ý: Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

– Hạng F cấp cho: Người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:

  • Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;
  • Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;
  • Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;
  • Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

– Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, ô tô khách thành phố (sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt) thực hiện theo quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều này. Số chỗ ngồi trên xe được tính theo số chỗ trên xe ô tô khách cùng kiểu loại hoặc xe ô tô có kích thước giới hạn tương đương chỉ bố trí ghế ngồi.

Thi thêm bằng C khi đã có bằng lái xe B2 được không?

Thi thêm bằng C khi đã có bằng lái xe B2 được không? Theo quy định tại Điều 61 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe như sau:

– Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4, B1 phải được đào tạo. Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và các giấy phép lái xe hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo.

– Việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện cho những trường hợp sau đây:

  • Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B1 lên hạng B2;
  • Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B2 lên hạng C hoặc lên hạng D;
  • Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng D hoặc lên hạng E;
  • Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D lên hạng E;
  • Nâng hạng giấy phép lái xe từ các hạng B2, C, D, E lên các hạng giấy phép lái các xe tương ứng có kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc.

Như vậy nếu bạn đã có bằng B2 và bạn muốn thi lên bằng C vẫn được pháp luật Việt Nam sẽ không cấm bạn có thêm bằng lái xe hạng B2.

Thi thêm bằng C khi đã có bằng lái xe B2 được không?
Thi thêm bằng C khi đã có bằng lái xe B2 được không?

Quy định về chương trình nâng từ bằng lái xe B2 sang C

– Thời gian đào tạo: Hạng B2 lên C: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);

– Các môn kiểm tra:

  • Kiểm tra các môn học trong quá trình học;
  • Kiểm tra cấp chứng chỉ đào tạo đối với nâng hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe trong hình và trên đường theo quy trình sát hạch lái xe hạng F.

– Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo:

SỐ TTNỘI DUNGĐƠN VỊ TÍNHHẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE
Hạng C
1Pháp luật giao thông đường bộgiờ90
2Cấu tạo và sửa chữa thông thườnggiờ18
3Nghiệp vụ vận tảigiờ16
4Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông.giờ20
5Kỹ thuật lái xegiờ20
6Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thônggiờ4
7Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tôgiờ752
Trong đóTổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập láigiờ728
Tổng số giờ học thực hành trên ca bin học lái xe ô tô (theo số học viên được quy định trên 01 xe tập lái)giờ24
8Tổng số giờ học thực hành lái xe của 01 học viên trên xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tôgiờ94
a)Số giờ thực hành lái xe/01 học viêngiờ91
Trong đóSố giờ thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viêngiờ46
Số giờ thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viêngiờ45
b)Số giờ thực hành trên ca bin học lái xe ô tô/01 học viêngiờ3
9Số giờ học/01 học viên/khóa đào tạogiờ262
10Tổng số giờ một khóa đào tạogiờ920

– Tổng thời gian khóa đào tạo:

SỐ TTNỘI DUNGĐƠN VỊ TÍNHHẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE
Hạng C
1Ôn và kiểm tra kết thúc khóa họcngày4
2Số ngày thực họcngày115
3Số ngày nghỉ lễ, khai giảng, bế giảngngày21
4Cộng số ngày/khóa đào tạongày140

– Số học viên được quy định trên 01 xe tập lái: Hạng B1, B2 là 05 học viên và hạng C là 08 học viên.

– Quy định về số km học thực hành lái xe:

SỐ TTNỘI DUNGĐƠN VỊ TÍNHHẠNG GIY PHÉP LÁI XE
Hạng C
1Số km thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viênkm275
2Số km thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viênkm825
Tổng số km thực hành lái xe/01 học viênkm1100

– Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo:

SỐ TTNỘI DUNGĐƠN VỊ TÍNHHNG GIẤY PHÉP LÁI XE
B2 lên C
1Pháp luật giao thông đường bộgiờ16
2Kiến thức mới về xe nâng hạnggiờ8
3Nghiệp vụ vận tảigiờ8
4Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông.giờ14
5Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thônggiờ2
6Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tôgiờ144
Trong đóTổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập láigiờ136
Tổng số giờ học thực hành trên ca bin học lái xe ô tô (theo số học viên được quy định trên 01 xe tập lái)giờ8
7Tổng số giờ học thực hành lái xe của 01 học viên trên xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tôgiờ18
a)Số giờ thực hành lái xe/01 học viêngiờ17
Trong đóSố giờ thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viêngiờ7
Số giờ thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viêngiờ10
b)Số giờ học thực hành trên ca bin học lái xe ô tô/01 học viêngiờ1
8Số giờ học/01 học viên/khóa đào tạogiờ66
9Tổng số giờ một khóa họcgiờ192

Tổng thời gian khóa đào tạo:

SỐ TTNỘI DUNGĐƠN VỊ TÍNHHẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE
B2 lên C
1Ôn và kiểm tra kết thúc khóa họcngày2
2Số ngày thực họcngày24
3Số ngày nghỉ lễ, khai giảng, bế giảngngày4
4Số ngày/khóa họcngày30

Số học viên được quy định trên 01 xe tập lái đối với học nâng hạng: B1 (số tự động lên B1), B1 lên B2 là 05 học viên; B2 lên C, C lên D, D lên E, B2, D, E lên F là 08 học viên; B2 lên D, C lên E là 10 học viên.

Quy định về số km học thực hành lái xe:

SỐ TTNỘI DUNGĐƠN VỊ TÍNHHẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE
B2 lên C
1Số km thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viênkm30
2Số km thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viênkm210
Tổng số km thực hành lái xe/01 học viênkm240

Môn Cấu tạo và sửa chữa thông thường:

SỐ TTNỘI DUNGHạng C: 18 giờ
Lý thuyết 10 giờThực hành: 8 giờ
1Giới thiệu cấu tạo chung1
2Động cơ ô tô21
3Gầm ô tô11
4Điện ô tô11
5Hệ thống an toàn chủ động11
6Nội quy xưởng, kỹ thuật an toàn, sử dụng đồ nghề1
7Bảo dưỡng các cấp và các hư hỏng thông thường24
8Kiểm tra1

– Môn nghiệp vụ vận tải:

SỐ TTNỘI DUNGHạng C: 16 giờ
Lý thuyết: 12 giờThực hành: 4 giờ
1Khái niệm chung về vận tải ô tô, quản lý vận tải, chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật31
2Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô41
3Trách nhiệm của người lái xe21
4Trách nhiệm của người kinh doanh vận tải21
5Kiểm tra1

– Môn Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông:

SỐ TTNỘI DUNGHạng C: 20 giờ
Lý thuyết: 19 giờThực hành: 1 giờ
1Những vấn đề cơ bản về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay3
2Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe3
3Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải2
4Trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động, của lái xe trong kinh doanh vận tải3
5Văn hóa giao thông3
6Phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông2
7Thực hành cấp cứu21
8Kiểm tra1

– Môn Kỹ thuật lái xe:

SỐ TTNỘI DUNGHạng C: 20 giờ
Lý thuyết 16 giờThực hành: 4 giờ
1Vị trí, tác dụng các bộ phận trong buồng lái10,5
2Kỹ thuật lái xe cơ bản41
3Kỹ thuật lái xe trên các loại đường40,5
4Kỹ thuật lái xe an toàn chủ động20,5
5Kỹ thuật lái xe ô tô chở hàng hóa10,5
6Tâm lý điều khiển xe ô tô1
7Phương pháp thực hành lái xe tổng hợp21
8Kiểm tra1

– Môn Thực hành lái xe (chỉ được thực hiện sau khi học viên đã kiểm tra đạt yêu cầu môn Pháp luật giao thông đường bộ, Kỹ thuật lái xe):

SỐ TTNỘI DUNGHạng C: 752 giờ/xe
1Tập lái tại chỗ không nổ máy8
2Tập lái tại chỗ có nổ máy8
3Tập lái trong bãi phẳng (sân tập lái)48
4Tập lái trong hình số 3, số 8 ghép; tiến, lùi theo hình chữ chi (sân tập lái)64
5Tập lái trên đường bằng (sân tập lái)48
6Tập lái trên ca bin học lái xe ô tô24
7Tập lái trên đường đèo núi56
8Tập lái trên đường phức tạp72
9Tập lái ban đêm (thời gian học thực tế ban đêm là 04 giờ/ngày)40
10Tập lái xe có tải200
11Tập lái trên đường với xe ô tô số tự động (thực hiện sau khi học viên học xong các bài tập có số thứ tự 1,2,3,4,5)16
12Bài tập lái tổng hợp (sân tập lái)168

– Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe:

SỐ TTNỘI DUNGĐào tạo nâng hạng giấy phép lái xe
B2 lên (giờ)
(1)(2)(5)
1Pháp luật giao thông đường bộ, gồm16
a)Phần I. Luật Giao thông đường bộ4
Trong đóChương I: Những quy định chung0,5
Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ1
Chương III: Xe ô tô tham gia giao thông đường bộ1
Chương IV: Người lái xe ô tô tham gia giao thông đường bộ1
Chương V: Vận tải đường bộ0,5
b)Phần II. Hệ thống báo hiệu đường bộ9
Trong đóChương I: Quy định chung0,5
Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông0,5
Chương III: Biển báo hiệu4
Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác4
c)Phần III. Xử lý các tình huống giao thông3
Trong đóChương I: Các đặc điểm của sa hình1
Chương II: Các nguyên tắc đi sa hình1
Chương III: Vận dụng các tình huống giao thông trên sa hình1
2Kiến thức mới về xe nâng hạng8
Trong đóGiới thiệu cấu tạo chung, vị trí, cách sử dụng các thiết bị trong buồng lái1
Một số đặc điểm về kết cấu điển hình trên động cơ xe ô tô nâng hạng2
Một số đặc điểm điển hình về hệ thống điện xe ô tô hiện đại2
Đặc điểm về kết cấu điển hình hệ thống truyền động xe ô tô nâng hạng2
Kiểm tra1
3Nghiệp vụ vận tải8
Trong đóKhái niệm chung về vận tải ô tô, quản lý vận tải, chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật2
Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô2
Trách nhiệm của người lái xe2
Trách nhiệm của người kinh doanh vận tải1
Kiểm tra1
4Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông.14
Trong đóNhững vấn đề cơ bản về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay2
Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe2
Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải2
Trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động, của lái xe trong kinh doanh vận tải2
Văn hóa giao thông2
Phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông.2
Thực hành cấp cứu1
Kiểm tra1
5Thực hành lái xe (chỉ được thực hiện sau khi học viên đã được kiểm tra đạt yêu cầu môn Pháp luật giao thông đường bộ và Kiến thức mới về xe nâng hạng)144
Trong đóTập lái xe tại chỗ không nổ máy
Tập lái xe tại chỗ nổ máy
Tập lái xe trong bãi phẳng (sân tập lái)4
Tập lái xe trên đường bằng (sân tập lái)4
Tập lái xe trong hình số 3, số 8 ghép (sân tập lái)4
Tập lái xe trong hình chữ chi (sân tập lái)4
Tập lái xe tiến, lùi thẳng (sân tập lái)
Tập lái trên ca bin học lái xe ô tô8
Tập lái trên đường đèo núi20
Tập lái xe trên đường phức tạp16
Tập lái ban đêm (thời gian học thực tế ban đêm là 04 giờ/ngày)16
Tập lái xe có tải36
Bài tập lái tổng hợp (sân tập lái)32

Thời hạn của giấy phép lái xe hạng C tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về thời hạn của giấy phép lái xe tại Việt Nam như sau:

  • Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
  • Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
  • Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
  • Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Thi thêm bằng C khi đã có bằng lái xe B2 được không?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; mẫu thông báo hủy hóa đơn giấy; cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ nộp thi nâng bằng C?

– Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định
– Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;
– Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch);
– Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;
– Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.
Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.

Sử dụng bằng lái xe quá hạn bị xử phạt như thế nào?

Tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP; sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.
Theo đó, từ ngày 01/01/2022 mức phạt áp dụng đối với hành vi sử dụng Bằng lái xe ô tô quá hạn đã được tăng mạnh. Cụ thể:
– Sử dụng Bằng lái xe hết hạn dưới 03 tháng: Phạt 05 – 07 triệu đồng.
– Sử dụng Bằng lái xe hết hạn từ 03 tháng trở lên: Phạt 10 – 12 triệu đồng.
Cùng với việc tăng mức phạt, thời hạn hết hạn làm căn cứ xử phạt lỗi này cũng có sự thay đổi từ 06 tháng xuống còn 03 tháng.
Trước đây, người điều khiển phương tiện chỉ bị phạt như sau:
– Sử dụng Bằng lái xe hết hạn dưới 06 tháng: Phạt 400.000 – 600.000 đồng.
– Sử dụng Bằng lái xe hết hạn từ 06 tháng trở lên: Phạt 04 – 06 triệu đồng.
So sánh các mức phạt với nhau; từ năm 2022, hành vi sử dụng Bằng lái xe quá hạn sẽ phải đối mặt với mức phạt cao hơn rất nhiều. Do đó, các bác tài cần hết sức chú ý để đi đổi Bằng lái xe trước khi hết hạn; tránh để quá hạn mà bị phạt tiền.

Bằng lái xe bị tróc tem thì có phải đổi lại không?

Theo Khoản 5 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đối tượng được đổi giấy phép lái xe, bao gồm:
– Người Việt Nam, người nước ngoài được đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam;
– Người có giấy phép lái xe của ngành giao thông vận tải cấp bị hỏng;
– Người Việt Nam, người nước ngoài định cư lâu dài ở Việt Nam đã có giấy phép lái xe Việt Nam đổi từ giấy phép lái xe nước ngoài.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.