Theo quy định muốn đăng ký bản quyền cần làm như thế nào ?

18/01/2022
Mẫu đơn xin nghỉ phép đi du lịch nước ngoài mới nhất năm 2022
557
Views

Sự bùng nổ của ngành công nghiệp giải trí cũng tạo ra những ngành nghề mang tính chất sáng tạo, phát minh ra các sản phẩm phục vụ chọn nhu cầu giải trí hiện nay. Không những thế, sự phát triển ngày càng cao của con người đòi hỏi các sáng chế mới, nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu tinh thần ngày càng cao. Để bảo vệ các sáng tác mà tác giả dày công gây dựng, chủ sở hữu cần đăng ký bản quyền cho sản phẩm của mình tạo ra. Trong bài viết “Theo quy định muốn đăng ký bản quyền cần làm như thế nào?” này; Luật Sư X sẽ giải đáp cho Quý độc giả những vấn đề nhất định khi tiến hành đăng ký bản quyền.

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ

Nghị định 22/2018/NĐ-CP

Bản quyền là gì?

Bản quyền (hay quyền tác giả) là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để mô tả quyền mà tác giả có đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ. Các tác phẩm thuộc phạm vi bản quyền bao gồm từ sách, nhạc, tranh, điêu khắc và phim, đến các chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu, quảng cáo, bản đồ và bản vẽ kỹ thuật.

Theo quy định muốn đăng ký bản quyền cần làm như thế nào ?

Bản quyền hay còn được gọi là quyền tác giả – một trong những quyền sở hữu trí tuệ được nhà nước Việt Nam thừa nhận và bảo hộ khỏi các hành vi xâm phạm. Trong thời đại xã hội ngày càng phát triển; việc bảo vệ quyền lợi của bản thân đang dần được chú trọng hơn. Muốn làm được điều đó thì bạn cần có cái nhìn chung về đăng ký bản quyền là gì và các vấn đề liên quan.

Thuật ngữ đăng ký bản quyền là gì?

Đăng ký bản quyền hay còn gọi là đăng ký quyền tác giả được hiểu là; một thủ tục hành chính được tiến hành bởi tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nộp giấy tờ hồ sơ đăng ký bản quyền tới cơ quan đăng ký; để ghi nhận quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm đăng ký. Khi được Cục bản quyền tác giả cấp GCN đăng ký; tác giả/chủ sở hữu tác phẩm sẽ được độc quyền sử dụng tác phẩm đã đăng ký trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ; việc đăng ký bản quyền là hình thức không bắt buộc; ngay sau khi hoàn thành tác phẩm và tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức nhất định; thì quyền tác giả vẫn sẽ phát sinh từ thời điểm đó dù chưa tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền.

Đăng ký bản quyền cho tác phẩm có bắt buộc không?

Theo quy định muốn đăng ký bản quyền cần làm như thế nào ?

Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành; quy trình các bước đăng ký bản quyền với cơ quan nhà nước không phải bắt buộc. Tuy nhiên, khi bạn thực hiện đăng ký thì sẽ đảm bảo tối ưu quyền lợi của mình, cụ thể như sau:

  • Việc đăng ký sẽ chứng minh được ai có quyền sở hữu đối với tác phẩm khi có tranh chấp xảy ra; bởi thông qua việc đăng ký bản quyền; bạn sẽ được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký – đây chính là tài liệu quan trọng nhất; để chứng minh bạn là tác giả của tác phẩm (tham khảo khoản 3 Điều 49 Luật sở hữu trí tuệ)
  • Được nhà nước công nhận và bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm của bạn. Đồng nghĩa với việc tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm; tránh những hành vi với mục đích thu lợi nhuận bất hợp pháp khác
  • Tác giả/chủ sở hữu tác phẩm có thể tự mình; hoặc yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp xử lý đối với các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm như sao chép; lạm dụng tác phẩm khi không được sự đồng ý của bạn,…
  • Việc đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả là; một sự chứng nhận cho sự sáng tạo không ngừng nghỉ của tác giả; là phần thưởng xứng đáng và là sự động viên tinh thần làm việc đến tác giả – người sáng tạo.

Thủ tục đăng ký bản quyền diễn ra như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ hồ sơ

Theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ, cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Tờ khai đăng ký bảo hộ bản quyền (Mẫu 01 ban hành kèm Thông tư số 08/2016/QĐ-BVHTT)
  • Hai bản sao hợp lệ của tác phẩm đăng ký bản quyền.
  • Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền.
  • Giấy tờ chứng minh quyền nộp đơn; nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa.
  • Giấy tờ đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả.
  • Giấy tờ đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

Bước 2: Nộp đơn đăng ký

Theo Khoản 1 Điều 74 Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có thể trực tiếp; hoặc ủy quyền cho tổ chức; cá nhân khác nộp 01 bộ giấy tờ hồ sơ đăng ký bản quyền đến Bộ Văn hóa; Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả; hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng)

Bước 3: Xem xét và ra quyết định

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ; Cục Bản quyền tác giả sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả. Trong trường hợp bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả; thì Cục Bản quyền tác giả sẽ thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn (tham khảo Điều 52 Luật sở hữu trí tuệ)

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “ Theo quy định muốn đăng ký bản quyền cần làm như thế nào ?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

1. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế

Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế và nội dung được chuyển giao không được quy định rõ ràng.

2.  Những gì có thể được bảo hộ bản quyền?

– Tác phẩm văn học như: tiểu thuyết, thơ, kịch, tác phẩm tham khảo, bài báo;
 – Chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu;
– Phim, sáng tác âm nhạc, và vũ đạo;
– Các tác phẩm nghệ thuật như tranh vẽ, hình vẽ, ảnh và điêu khắc;
– Kiến ​​trúc;  
– Quảng cáo, bản đồ và bản vẽ kỹ thuật.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.