Khi thu hồi đất của người dân, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường tương ứng với giá trị diện tích đất của người dân bị thu hồi. Nhà nước có thể bồi thường bằng tiền hoặc bồi thường dưới hình thức tái định cư. Dù là hình thức nào thì đều có ý nghĩa trong việc hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống khi nhà đất bị thu hồi. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định, Hỗ trợ tái định cư là gì? Khi nào thì được hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất? Quy định về mức hỗ trợ tái định cư như thế nào? Sau đây, Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp những quy định liên quan trong bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm tái định cư
Tái định cư được hiểu là chính sách của nhà nước nhằm giúp ổn định cuộc sống, bồi thường thiệt hại cho các chủ sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất khi bị thu hồi theo quy định. Các chủ sở hữu được bồi thường bằng nhiều phương thức khác nhau như cấp nhà xây sẵn, nhà tái định cư, cấp chung cư, tiền,…
Theo đó, đất tái định cư là đất mà nhà nước có trách nhiệm cung cấp cho người dân để bồi thường khi bị thu hồi đất với mục đích là giúp người dân có nơi an cư mới, nhanh chóng ổn định cuộc sống trở lại. Về mặt pháp lý, đất tái định cư là đất thổ cư, tại đây chủ sở hữu được hưởng đầy đủ quyền sử dụng đất hợp pháp như mọi loại đất thông thường.
Hỗ trợ tái định cư là gì?
Chính sách hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở theo quy định tại (điểm c khoản 2 Điều 83 Luật đất đai 2013).
Các trường hợp được hỗ trợ tái định cư theo quy định tại (Điều 79 Luật đất đai 2013) và (Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP) như sau:
- Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi
- Trường hợp hộ gia đình có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở thu hồi thì UBND cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình hình thực tế tại địa phương quyết định mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.
Khi nào thì được hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất?
Về nguyên tắc thì người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật đất đai 2013 thì còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ theo quy định của pháp luật bao gồm các khoản hỗ trợ được quy định tại Khoản 2 Điều 83 Luật đất đai 2013, cụ thể là:
– Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;
– Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở;
– Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở;
– Hỗ trợ khác.
Theo đó, Nhà nước sẽ xem xét hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở.
Việc hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở được thực hiện như sau:
– Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu quy định tại Điều 27 của Nghị định 47/2014/NĐ-CP thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất
– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tự lo chỗ ở thì ngoài việc được bồi thường về đất còn được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy mô diện tích đất ở thu hồi, số nhân khẩu của hộ gia đình và điều kiện cụ thể tại địa phương quy định mức hỗ trợ cho phù hợp.
Các khoản hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Tiền tạm cư
Khi thu hồi đất của người dân, nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ tái định cư bao gồm:
- Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất.
- Nếu người có đất bị thu hồi tự lo chỗ ở thì ngoài việc được bồi thường về đất còn được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư. Ubnd cấp tỉnh căn cứ quy mô diện tích đất ở thu hồi, số nhân khẩu của hộ gia đình và điều kiện cụ thể tại địa phương quy định mức hỗ trợ cho phù hợp.
Hỗ trợ ổn định đời sống
Việc hỗ trợ ổn định đời sống thực hiện theo quy định sau tại (Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP) như sau:
- Thu hồi đất nông nghiệp từ 30% đến 70% đang sử dụng thì được hỗ trợ thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở, trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng.
- Đối với trường hợp thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng.
- Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 1 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.
Quy định về mức hỗ trợ tái định cư như thế nào?
Theo quy định tại (Điều 27 Nghị định 47/2014/NĐ-CP) suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở, nhà ở hoặc bằng nhà ở hoặc bằng tiền để phù hợp với việc lựa chọn của người được bố trí tái định cư.
Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở, nhà ở thì diện tích đất ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại địa phương và diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tịch căn hộ tối thiểu theo quy định.
Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng nhà ở thì diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định
Nếu tính bằng tiền thì khoản tiền cho suất tái định cư tối thiểu tương đương với giá trị một suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở, nhà ở tại nơi bố trí tái định cư.
Quy trình thực hiện chính sách hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao trách nhiệm bố trí tái định cư cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thông báo cho người có đất ở thu hồi thuộc đối tượng phải di chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công khai ít nhất là 15 ngày tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư.
- Phương án bố trí tái định cư đã được phê duyệt phải được công bố công khai tại trụ sở ubnd cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi tái định cư.
Lưu ý: Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng.
Nội dung bài viết trên nhằm giúp bạn đọc nắm được quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ tái định cư của nhà nước khi thu hồi đất.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Những trường hợp không được cấp Căn cước công dân?
- Thẻ căn cước gắn chíp có định vị được không?
- Ngày cấp Căn cước công dân ghi ở đâu?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hỗ trợ tái định cư là gì?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư 13/2022/TT-BCT quy định về miễn lệ phí trước bạ, nếu bạn đã nộp lệ phí trước bạ đối với đất bị thu hồi thì khi bạn được nhà nước hỗ trợ đất tái định cư thì bạn sẽ được miễn lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định 79/2019/NĐ-CP thì đối với hộ gia đình, cá nhân bao gồm người có công với cách mạng; hộ nghèo; hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số; hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì sẽ được nhà nước cho phép ghi nợ tiền sử dụng đất khi được giao đất tái định cư do Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
Theo quy định điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở, trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng tiền.
Trừ những địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.
Như vậy, những trường hợp này chủ yếu sẽ được Nhà nước bồi thường bằng tiền.