Tội môi giới làm giấy tờ giả bị xử phạt như thế nào?

20/12/2022
Tội môi giới làm giấy tờ giả
238
Views

Thực trạng môi giới làm giả giấy tờ đang diễn ra rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Người môi giới đóng vai trò làm trung gian, cầu nối cho người phạm tội làm giấy tờ giả và người có nhu cầu, nhằm hỗ trợ cho các bên trong việc đàm phán, thiết lập giao dịch trái pháp luật. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định pháp luật, Tội môi giới làm giấy tờ giả bị xử phạt như thế nào? Môi giới làm giấy tờ giả có phải là đồng phạm không? Khi nào cấu thành tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức? Sau đây, Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp những quy định liên quan trong bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Hiểu thế nào là môi giới làm giấy tờ giả?

Môi giới được hiểu là hành vi làm trung gian giữa các bên gặp gỡ, tiếp xúc, đàm phán để thiết lập các quan hệ nhất định và giữa các bên được hưởng các lợi ích. Môi giới được chia thành ba phần khác nhau :

  • Một là môi giới cho người bán;
  • Thứ hai là môi giới cho người mua;
  • Thứ ba là giám sát môi giới.

Nội dung của hoạt động môi giới thường chỉ gồm việc tìm kiếm khách hàng và tiến hành một số đàm phán ban đầu với họ, tổ chức cho người được môi giới tiếp xúc với khách hàng và hỗ trợ các bên trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng. Khác với người đại diện, người môi giới không trực tiếp giao kết hợp đồng với khách hàng. Môi giới giúp cho giao dịch giữa các bên diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và đảm bảo được lợi ích của các bên.

Phạm vi của môi giới rất rộng như môi giới mua bán hàng hóa, môi giới chứng khoán, môi giới bất động sản, môi giới bảo hiểm, môi giới hàng hải, hay các hoạt động môi giới được coi là tội phạm như môi giới mại dâm, môi giới hối lộ. Trong đó nổi bật hiện nay là môi giới làm giấy tờ giả.

Từ những phân tích trên có thể hiểu môi giới làm bằng giả là hoạt động tìm kiếm khách hàng, tổ chức cho người nhận làm bằng giả tiếp xúc với người có nhu cầu làm bằng giả và hỗ trợ các bên trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng.

Quan hệ môi giới làm bằng giả thường được thiết lập dựa trên cơ sở hợp đồng.

Môi giới làm giấy tờ giả có phải là đồng phạm không?

Điều 20 Bộ luật hình sự quy định về Đồng phạm như sau:

“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

  1. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Tội môi giới làm giấy tờ giả
Tội môi giới làm giấy tờ giả
  1. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.”

Như vậy, có thể thấy, mgười môi giới không trực tiếp làm giấy tờ giả, tuy nhiên, họ lại môi giới cho người khác làm giấy tờ giả. Hành vi này có thể bị truy cứu hình sự với vai trò là đồng phạm. Chính vì vậy, nếu phía bên trung tâm làm bằng và chứng chỉ giả bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” thì bạn cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này trong vai trò đồng phạm giúp sức.

Khi nào cấu thành tội làm giấy tờ giả?

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức bị khởi tố khi đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 cụ thể:

Khách thể

  • Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn bình thường của các cơ quan Nhà nước, tổ chức trong hoạt động quản lý hành chính về con dấu và các loại tài liệu, giấy tờ.
  • Đối tượng tác động: con dấu giả, tài liệu giả, giấy tờ giả.

Mặt khách quan

  • Tội làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ tương tự như đối với tội sản xuất hàng giả quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự chỉ khác ở chỗ “hàng hoá” thay bằng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ;
  • Có hành vi làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức: đúc, khắc… để tạo ra con dấu giả giống như con dấu của cơ quan, tổ chức đang sử dụng vào những việc trái pháp luật;
  • Có hành vi làm giả tài liệu, giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức: Là hành vi viết, vẽ, in… các loại giấy tờ, tài liệu giả giống như các loại tài liệu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức đang sử dụng để sử dụng như làm giả giấy tờ nhà đất…;
  • Sử dụng các giấy tờ thật có chữ ký, con dấu, mẫu giấy thật nhưng tên người trong các tài liệu giấy tờ đó là giả hoặc đối tượng được nêu trong các tài liệu đó không phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Có hành vi sử dụng con dấu giả, tài liệu giả hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan, tổ chức nhằm để lừa dối cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  • Mặt khách quan của tội sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật thể hiện ở hành vi biết rõ con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả nhưng vẫn sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả đó thực hiện hành vi trái pháp luật. Nếu hành vi trái pháp luật đó thỏa mãn dấu hiệu của một tội phạm khác thì sẽ truy cứu cả hai tội (ví dụ: tội sử dụng giấy tờ giả và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản)
  • Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành cơ bản của phạm tội này.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội biết hành vi làm con dấu, tài liệu hoặc các giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là hành vi làm giả và sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả đó để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân nhưng vẫn thực hiện, mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra hoặc không quan tâm hậu quả của hành vi đó.

Ngoài ra, chủ thể là người đủ tuổi và có đầy đủ năng lực hành vi trách nhiệm hình sự

Tội môi giới làm giấy tờ giả bị xử phạt như thế nào?

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định tại Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể:

“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”

Điều 53 Bộ luật hình sự quy định Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm như sau:

“Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm; Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào; thì chỉ áp dụng đối với người đó.”

Như vậy trong trường hợp bạn làm môi giới cho trung tâm chuyên làm bằng và chứng chỉ giả thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” với vai trò là người đồng phạm giúp sức. Về hình phạt thì phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và vai trò của bạn trong vụ án thì mới có thể định khung hình phạt. Khung hình phạt thấp nhất là  bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm, khung hình phạt cao nhất là bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa cho người bị khởi tố làm giấy tờ giả tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tội môi giới làm giấy tờ giả”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ tra cứu thông tin quy hoạch. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Làm giả giấy tờ tùy thân giả như Giấy chứng minh nhân dân bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Nếu người nào có hành vi làm giả, sử dụng giấy tờ tùy thân giả như Giấy chứng minh nhân dân (CMND), thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Ngoài ra, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Công chức dùng bằng giả có bị đuổi việc không?

Tại Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, có quy định về những vi phạm sẽ bị kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức. Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm; trong đó có sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Hành vi làm giả giấy khám sức khỏe bị xử phạt như thế nào?

Theo điều 341 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017; về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:
“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:
Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu; tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.