Để thuận tiện cho người dân trong việc khám chữa bệnh bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tạo lập và đưa vào sử dụng ứng dụng bảo hiểm xã hội điện tử Vssid. Nhờ ứng dụng này mà những thủ tục liên quan đến bảo hiểm xã hội trở nên tinh gọn hơn, giúp người dân tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí đồng thời giảm tải lượng công việc cho các chi nhánh bảo hiểm xã hội. Trên ứng dụng Vssid cũng có những thủ tục liên quan đến bảo hiểm y tế như thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Vậy thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu trên VssID như thế nào? Luật sư 247 sẽ giải đáp cho bạn qua bài viết “Thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu trên VssID” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Quy định về nơi khám chữa bệnh ban đầu
Nơi khám chữa bệnh ban đầu là nơi khám chữa bệnh được chỉ định của người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế. Nơi khám chữa bệnh ban đầu sẽ được lập dựa trên khu vực sinh sống và làm việc của người mua bảo hiểm y tế sao cho việc khám chữa bệnh là phù hợp và thuận tiện nhất. Vì những lý do cá nhân khác nhau nhiều người dù đã được cấp bảo hiểm y tế nhưng vẫn muốn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu.
Cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế ban đầu được xác định theo các tuyến trong hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước và tương đương.
Căn cứ vào Điều 3, 4, 5 và 6 của Thông tư 40/2015/TT-BYT các địa điểm khám chữa bệnh ban đầu gồm:
- Nơi khám chữa bệnh BHYT ban đầu ban đầu tuyến xã và tương đương có: Trạm y tế xã, phường, thị trấn, của đơn vị tổ chức; tư nhân; trạm y tế quân – dân y; phòng khám tư nhân của gia đình…
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tuyến huyện và tương đương có: Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; bệnh viện đa khoa/bệnh viện y học cổ truyền tư nhân…
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tuyến tỉnh và tương đương có: Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương….
- Cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tuyến trung ương và tương đương: Bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế; Bệnh viện chuyên khoa, Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế; Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Quốc phòng, Viện Y học cổ truyền Quân đội…
Người tham gia BHYT được quyền đăng ký KCB BHYT ban đầu tại một trong các cơ sở KCB quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này. Tương ứng với các cơ sở KCB ban đầu ở tuyến xã/phường/thị trấn hoặc ở tuyến huyện/quận/thị xã. Cơ sở KCB ban đầu không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Cấp thẻ bảo hiểm y tế khác khi thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu được quy định như thế nào?
Khi thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu người sử dụng thẻ sẽ được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế mới có ghi nhận nơi khám chữa bệnh mới trên thẻ. Đói với những người sử dụng thẻ bảo hiểm xã hội điện tử thì thông tin trên thẻ bảo hiểm xã hội sẽ được thay đổi khi hồ sơ xin thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu được phê duyệt. Thông thường quá trình này sẽ mất từ 7-10 ngày người sử dụng thẻ bảo hiểm vẫn có thể khám chữa bệnh được theo hình thức thanh toán bảo hiểm xã hội sau.
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 19 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định về đổi thẻ bảo hiểm y tế:
- Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
- Rách, nát hoặc hỏng;
- Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
- Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
Theo đó, khi đề nghị thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu bạn sẽ được cấp đổi sang một thẻ BHYT khác.
Căn cứ Công văn 4617/BHXH-CNTT năm 2019 về việc liên thông thủ tục cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất với Cổng dịch vụ công quốc gia:
“Thực hiện công văn số 10928/VPCP-KSTT ngày 29/11/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc kết nối, tích hợp hệ thống chính thức với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan thực hiện nâng cấp hệ thống Giao dịch điện tử BHXH tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia để thực hiện liên thông cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất được quy định tại thủ tục Cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT theo Quyết định số 929/QĐ-BHXH ngày 26/7/2018 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam (mã quy trình 612a), dự kiến khai trương từ ngày 09/12/2019. BHXH Việt Nam yêu cầu Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:
- Thực hiện thủ tục cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất (612a) theo đúng quy trình nghiệp vụ hiện hành.
- Thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch điện tử đối với đối tượng cá nhân thông qua cổng dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ https:dichvucong.gov.vn”.
Như vậy , ngoài việc làm thủ tục trực tiếp tại cơ quan BHXH thì bạn có thể làm thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu thông qua cổng dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ https:dichvucong.gov.vn. Cổng dịch vụ công quốc gia đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 09/12/2019.
Thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu trên VssID
Hiện nay việc thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu có thể thực hiện online. Mỗi người sẽ được cấp quyền sử dụng thẻ bảo hiểm y tês online trên Vssid. Vậy ứng dụng này có thể được sử dụng để thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu không? Câu trả lời là không. Hiện nay việc thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu online mới chỉ được thực hiện trên ứng dụng cổng thông tin dịch vụ công quốc gia. Luật sư 247 sẽ gửi đến bạn cách thức thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu trên ứng dụng này.
Bước 01: Truy cập địa chỉ dichvucong.gov.vn.
Bước 02: Tra cứu thủ tục hành chính, dịch vụ công:
Hiện nay có 3 cách để tiếp cận thủ tục hành chính, dịch vụ công, đó là:
– Tìm kiếm theo từ khóa ở trang chủ, trang công dân, trang doanh nghiệp;
– Chọn thủ tục hành chính từ sự kiện của công dân, doanh nghiệp;
– Chọn từ danh sách dịch vụ công trực tuyến.
Bước 03: Chọn cơ quan thực hiện
Căn cứ vào “Cơ quan thực hiện” trong thông tin thủ tục hành chính, bạn chọn cơ quan thực hiện tương ứng của thủ tục cần thực hiện; ví dụ trong trường hợp này là cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Bước 04: Đăng ký, đăng nhập tài khoản công dân, doanh nghiệp
Có thể đăng ký tài khoản bằng: Sim ký số; USB ký số; Thuê bao di động (Dành cho Công dân); Mã số BHXH (Dành cho Công dân).
Sau khi đăng ký tài khoản, bạn đăng nhập bằng 1 trong các cách sau: Sim ký số; USB ký số; CMT/CCCD.
Bước 05: Nộp hồ sơ, tra cứu, theo dõi tình trạng hồ sơ
Sau khi bạn đăng nhập thành công, Cổng Dịch vụ công Quốc gia sẽ điều hướng về Cổng của Bộ/Ngành/Địa phương nơi mà bạn đăng ký thực hiện thủ tục để nộp hồ sơ. Bạn tra cứu tình trạng hồ sơ theo mã số hồ sơ được cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; để theo dõi chi tiết tiến trình xử lý, quản lý dữ liệu đầu vào, đầu ra của hồ sơ thì bạn thực hiện đăng nhập để xem chi tiết.
Mời bạn xem thêm
- Mất thẻ bảo hiểm y tế làm lại ở đâu?
- Mất thẻ bảo hiểm y tế có được hưởng bảo hiểm không?
- Công ty có được giữ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động?
Khuyến nghị
Luật sư 247 tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu trên VssID” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan như là xin tách thửa đất vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu gồm:
Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mẫu TK1-TS (01 bản)
Thẻ BHYT cũ còn giá trị sử dụng
Chứng minh thư nhân dân (bản gốc và 01 bản sao)
Người lao động và đơn vị nộp hồ sơ sau đó nhận phiếu hẹn hoặc thông báo qua email từ cơ quan BHXH (nếu thực hiện qua phần mềm BHXH điện tử) nơi nộp hồ sơ.
Cơ quan BHXH sẽ cấp thẻ BHYT mới sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ. Nếu không giải quyết cơ quan BHXH cần nêu rõ lý do không giải quyết.
Cơ quan BHXH chuyển thẻ BHYT đã được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu đã đăng ký cho người tham gia hoặc chuyển cho đơn vị nơi làm thủ tục đăng ký lại cơ sở khám chữa bệnh ban đầu cho người lao động.