Hiện nay, tình hình dịch bệnh phức tạp khiến cho việc thực hiện các thủ tục hành chính như xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai sinh… trở nên khó khăn hơn. Nền kinh tế mở cửa trở lại đón các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam kinh doanh, góp vốn. Một trong những hình thức hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài chính là thành lập văn phòng đại diện. Và doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài cũng không phải ngoại lệ. Vậy thủ tục thành lập văn phòng đại diện doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài như thế nào? Luật sư 247 có nhận được câu hỏi như sau:
Chào Luật sư, tôi có một thắc mắc như sau. Tôi hiện đang sinh sống ở Nhật. Tôi có một doanh nghiệp quảng cáo ở đây và có nhu cầu mở một văn phòng đại diện ở Việt Nam để tìm kiếm khách hang. Nhưng tôi không nắm rõ về pháp luật Việt Nam cho lắm. Mong luật sư giải đáp giùm.
Văn phòng đại diện doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài
Một câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài có được phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp mình tại Việt Nam hay không. Về vấn đề này, pháp luật có quy định như sau:
Điều 41. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
2. Văn phòng đại diện được hoạt động khi có giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp nước ngoài đề nghị thành lập văn phòng đại diện.
3. Văn phòng đại diện chỉ được xúc tiến quảng cáo, không được trực tiếp kinh doanh dịch vụ quảng cáo.
Như vậy, doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định luôn điều kiện để thành lập văn phòng đại diện đó là phải có Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp. Bên cạnh đó, văn phòng đại diện chỉ được phép thực hiện chức năng đại diện của mình; tức là không được trực tiếp kinh doanh dịch vụ quảng cáo, mà chỉ được tiến hành hoạt động xúc tiến quảng cáo mà thôi.
Xúc tiến quảng cáo là hoạt động tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội ký kết hợp đồng dịch vụ quảng cáo. Do đó, hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài hoạt động ở Việt Nam không gì hơn ngoài việc tìm kiếm nguồn khách hàng, đưa thương hiệu doanh nghiệp của mình ra nước ngoài; thực hiện hoạt động ký kết hợp đồng của doanh nghiệp chính ở nước ngoài.
Thủ tục cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
Bước 1: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt Văn phòng đại diện.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện do người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài ký theo mẫu do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương của doanh nghiệp nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi doanh nghiệp thành lập hoặc đăng ký kinh doanh xác nhận;
- Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc các tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
- Các giấy tờ quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng thực và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Bước 2: Nhận kết quả
Trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và gửi bản sao giấy phép đó đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi văn bản yêu cầu doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ
Mời bạn đọc xem thêm:
- Xây dựng bảng quảng cáo có phải xin phép cơ quan nhà nước không?
- Quảng cáo thuốc lá có bị phạt tiền không?
Các trường hợp không cấp Giấy phép
Tuy nhiên, không phải lúc nào thực hiện đúng đủ các loại thủ tục cũng đều được cấp Giấy phép. Nếu trong quá trình thẩm định hồ sơ mà phát hiện những căn cứ sau, thì doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài sẽ không được cấp Giấy phép hoạt động văn phòng đại diện:
- Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Văn phòng đại diện gây phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
- Không bổ sung đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi thường gặp
Câu trả lời là có. Hiện tại, doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài có hai phương thức nộp hồ sơ chính là nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Do đó, hoàn toàn có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện và kết quả cũng sẽ được trả qua đường bưu điện.
Câu trả lời là không. Hiện tại, doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài chỉ có hai phương thức nộp hồ sơ chính là nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Ngoài ra, chưa có cách thức nào khác để nộp hồ sơ. Việc thực hiện thủ tục trực tuyến chưa được hỗ trợ.
Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép, Văn phòng đại diện phải hoạt động và có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thời điểm bắt đầu hoạt động, địa điểm đặt trụ sở, số người Việt Nam, số người nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện, nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện.
Thông tin liên hệ Luật Sư
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Thanh Hóa. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102