Bạn đang muốn thành lập công ty, mở doanh nghiệp để kinh doanh sản xuất nhưng bạn lại không biết bắt đầu từ đâu? Cần chuẩn bị những gì để thực hiện thủ tục này? Việc thành lập công ty nhanh sẽ mang lại nhiều lợi ích đến cho chủ sở hữu. Có thể kể đến như thành lập sớm bạn sẽ kinh doanh sớm mang lại lợi nhuận sớm. Vấn đề vướng mắc trong thủ tục thành lập là vấn đề phổ biến. Bởi không phải ai cũng thông thạo dạng thủ tục này. Chính vì hiều được khó khăn của quý khách hàng, Luật Sư 247 xin được gửi đến quý bạn đọc bài viết dưới đây. Mời bạn đọc tham khảo nhé.
Tại sao phải thành lập công ty?
Bạn có đam mê, mong muốn ấp ủ thành lập một công ty riêng mang thương hiệu cá nhân của mình. Hay bạn là người thích kinh doanh, bạn muốn phát triển sự nghiệp của bản thân,… Có rất nhiều lý do để dẫn đến việc thành cập công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể liệt kê một số lý do chính, phổ biến như sau:
- Xuất phát từ niềm đam mê, mong muốn của chủ sở hữu.
- Thành lập doanh nghiệp sẽ có được những ưu đãi và các quyền theo quy định của pháp luật.
- Thành lập doanh nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với kinh doanh quy mô nhở lẻ.
- Thành lập doanh nghiệp là điều kiện bắt buộc nếu bạn muốn hoạt động kinh doanh tốt hơn, được khách hàng, đối tác tin tưởng.
- …
Có những loại hình công ty gì?
Công ty TNHH một thành viên: đây là loại hình doanh nghiệp do 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi của số vốn điều lệ.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên: thành viên có thể là cá nhân, tổ chức. Số lượng thành viên không vượt quá 50 Thành viên. Các thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
Công ty cổ phần: là công ty có vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không giới hạn số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Đặc biệt mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Công ty hợp danh: yêu cầu phải có ít nhất là 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Hồ sơ để thành lập công ty
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
Mẫu đơn cần lấy theo mẫu do Bộ kế hoạch & Đầu tư ban hành; mẫu phù hợp với từng loại hình đăng ký doanh nghiệp cụ thể :
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp tư nhân;
- Giấy đề nghị thành lập công ty hợp danh;
- Giấy đề nghị thành lập Công ty TNHH 1 Thành Viên (TNHH 1 TV);
- Giấy đề nghị thành lập Công ty TNHH 2 Thành viên trở lên (TNHH 2TV);
- Giấy đề nghị thành lập Công ty cổ phần (CTCP).
Điều lệ công ty
Đầy đủ theo quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2014. Cần phù hợp và đúng đắn theo từng loại hình doanh nghiệp mong muốn thành lập. Soạn điều lệ công ty cần chú ý tới quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính đúng đắn, hợp pháp của điều lệ.
- Điều lệ đăng ký kinh doanh công ty hợp danh
- Điều lệ đăng ký kinh doanh Công ty TNHH 1 Thành Viên (TNHH 1 TV);
- Điều lệ đăng ký kinh doanh Công ty TNHH 2 Thành viên trở lên (TNHH 2TV);
- Điều lệ đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần (CTCP);
Riêng đối với thành lập doanh nghiệp tư nhân thì không cần văn bản điều lệ. Vì đặc điểm của loại hình này là 1 cá nhân làm chủ.
Danh sách thành viên/ Cổ đông sáng lập
Theo mẫu do Bộ kế hoạch & Đầu tư ban hành. Cần nắm rõ khái niệm về “Thành viên” và “Cổ đông” khi đăng ký thành lập công ty. Đặc biệt là Đăng ký kinh doanh công ty TNHH 2 TV và đăng ký kinh doanh công ty cổ phần.
- Danh sách thành viên khi thành lập Công ty hợp danh;
- Danh sách thành viên khi thành lập Công ty TNHH 2 Thành Viên (TNHH 2 TV);
- Danh sách cổ đông sáng lập Công ty cổ phần (CTCP);
Những loại hình doanh nghiệp “1 thành viên” như Công ty TNHH 1 TV; hay Doanh nghiệp tư nhân thì khi đăng ký kinh doanh không cần có văn bản “Danh sách thành viên”.
Giấy tờ tùy thân của chủ sở hữu doanh nghiệp
Bao gồm những giấy tờ như: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu,..
Đối với trường hợp đăng ký kinh doanh loại hình doanh nghiệp chỉ “1 chủ sở hữu” thì chỉ cần:
- Giấy tờ tùy thân của riêng người đó hoặc
- Đăng ký kinh doanh của pháp nhân đó;
Đối với trường hợp đăng ký kinh doanh loại hình công ty có nhiều chủ sở hữu thì cần
- Giấy tờ tùy thân
- Đăng ký kinh doanh của toàn bộ chủ sở hữu công ty.
Giấy ủy quyền, văn bản ủy quyền
- Mẫu giấy ủy quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân;
- Mẫu giấy ủy quyền thành lập công ty hợp danh;
- Mẫu giấy ủy quyền thành lập Công ty TNHH 1 Thành Viên (TNHH 1 TV);
- Mẫu giấy ủy quyền thành lập Công ty TNHH 2 Thành viên trở lên (TNHH 2TV);
- Mẫu giấy ủy quyền thành lập Công ty cổ phần (CTCP).
Đăng ký thành lập doanh nghiệp, công ty ở đâu?
Thầm quyền cấp giấy đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp là Sở kế hoạch & đầu tư nơi đặt trụ sở công ty.
Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền (Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh) và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ.
Nếu bạn đăng ký kinh doanh, thành lập Công ty tại thành phố Hà Nội thì cần xin cấp phép và hoàn thiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội. Có địa chỉ tại Tòa nhà B10A, Nguyễn Chánh, Mễ Trì, Cầu Giấy, Hà Nội.
Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp
Bước 1: Lựa chọn loại hình, trụ sở công ty
Có các loại hình công ty như sau:
- Doanh nghiệp tư nhân;
- Công ty hợp danh;
- Công ty TNHH 1 Thành Viên (TNHH 1 TV);
- Công ty TNHH 2 Thành viên trở lên (TNHH 2TV);
- Công ty cổ phần (CTCP).
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ cần có:
- Giấy đề nghị thành lập công ty, doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên/cổ đông
- Giấy tờ tùy thân
- Văn bản ủy quyền (nếu có)
Lưu ý:
Ký hồ sơ là bước rất quan trọng trong quá trình thành lập công ty. Ký hồ sơ thể hiện ý chí của chủ sở hữu/ các chủ sở hữu công ty thật sự mong muốn thành lập doanh nghiệp này.
Điều lệ công ty là văn bản phức tạp nhất khi các đồng chủ sở hữu công ty sẽ phải ký nháy vào chân các trang điều lệ. Điều này để thể hiện ý chí vẹn toàn và liền mạch của văn bản đã được đơn vị dịch vụ thành lập công ty soạn thảo.
Ký hồ sơ thành hai bản và có giá trị ngang nhau: 1 bản để nộp cho phòng đăng ký kinh doanh (Sở kế hoạch & đầu tư); 1 bản để lưu hành nội bộ trong doanh nghiệp mới thành lập.
Bước 3: Nộp hồ sơ
Hiện nay nhà nước cho phép việc đa dạng thêm các hình thức đăng ký kinh doanh; ngoài nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua bộ phận một cửa – Sở kế hoạch và đầu tư thì còn có một phương thức khác. Phương thức nộp onl. Để nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh có địa chỉ:
- Cổng thông tin điện tử: https://dangkykinhdoanh.gov.vn.
Lưu ý: đối với doanh nghiệp ở Hà Nội – Thành phố có số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đứng thứ 2 toàn quốc. Thì bắt buộc doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng internet. Nộp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh như ở trên.
Bước 4: Nhận kết quả
Trong thời gian từ 3 đến 5 ngày làm việc, trong trường hợp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch & đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập đặt trụ sở sẽ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản vàng) và công nhận doanh nghiệp chính thức được “khai sinh” và đi vào hoạt động hợp pháp.
Bước 5: Chuẩn bị con dấu công ty
Theo quy định của Luật thì doanh nghiệp tự khắc con dấu, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty. Do dó, công ty không phải đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như trước đây. Đây cũng là một điểm rất mới của Luật, điều này gây ra vấn đề đáng lo ngại cho nhiều doanh nghiệp trong vấn đề tự quản lý và sử dụng dấu của doanh nghiệp không có sự giám sát từ phía cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến con dấu.
Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp trọn gói
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói là dịch vụ hướng đến tiện ích của khách hàng khi sử dụng. Chúng tôi sẽ giúp quý khách giản lược mọi quá trình thủ tục hành chính và tập trung vào ngành nghề và phát triển kinh doanh. Chúng tôi mong muốn đồng hành với quý khách trên con đường kinh doanh để tránh mọi rủi ro pháp lý và hướng tới thành công.
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói sẽ hỗ trợ quý khách với kết quả có được sau khi hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh, cụ thể:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản vàng do Sở kế hoạch & đầu tư cấp;
- Con dấu công ty;
- Con dấu chức danh giám đốc – người đại diện theo pháp luật của công ty;
- Hồ sơ lưu hành nội bộ của doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Chữ ký số;
- Hóa đơn điện tử;
- Hướng dẫn, đại diện thực hiện các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp như: mở tài khoản, thông báo tài khoản ngân hàng, phát hành hóa đơn, bố cáo điện tử đăng ký kinh doanh.
- Ngoài ra, quý khách có thể lựa chọn sử dụng những dịch vụ liên quan đến kê khai, báo cáo thuế hàng quý, hàng năm, tư vấn lập sổ bảo hiểm xã hội … song song với tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Tại sao nên chọn dịch vụ của Luật Sư
Nếu quý khách sử dụng dịch vụ của chúng tôi, chúng tôi đảm bảo quý khách sẽ hài lòng. Sử dụng dịc vụ của chúng tôi, quý khách hàng sẽ được:
- Tư vấn thủ tục thành lập công ty, sau thành lập một cách rõ ràng các quy trình thực hiện
- Soạn thảo hồ sơ giấy tờ một cách phù hợp, chính xác
- Đại diện thực hiện nộp và nhận kết quả
- Bàn giao kết quả tại nhà
- Hỗ trợ tư vấn pháp lý, tư vấn thương xuyên cho doanh nghiệp
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về dịch vụ Thành Lập Công Ty, Doanh Nghiệp Nhanh Trọn Gói Năm 2021. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp thực sự hữu ích dành cho bạn đọc.
Khi có nhu cầu Thành lập công ty nhanh chóng, trọn gói mời liên hệ 0936 408 102. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp thì tên công ty sẽ không được phép trùng với tên doanh nghiệp đã tồn tại trước đó. Số lượng công ty thành lập ngày càng nhiều nên việc trùng lặp ngày càng khó tránh khỏi. Giải pháp là chủ doanh nghiệp có thể thêm những hậu tố, tiền tố cho tên khi đăng ký kinh doanh hoặc nhờ đơn vị tư vấn tra cứu tên doanh nghiệp trước khi hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp. Ngoài ra, tên công ty phải bao gồm phần loại hình công ty và tên riêng.
Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ thành lập công ty. Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Thông tư 47/2019/TT-BTC là 100.000 đồng/lần.
Doanh nghiệp sẽ có 4 lần báo cáo thuế trong năm và một lần tổng kết năm theo mốc thời gian như sau:
– Tờ khai quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;
– Tờ khai quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;
– Tờ khai quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;
– Tờ khai quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau.
Hạn nộp chậm nhất báo cáo tài chính năm trước là ngày 30/03 năm sau.
Cần chuẩn bị hồ sơ để nộp lên cơ quan thuế. Sau khi nộp hồ sơ lên Cơ quan thuế quản lý thì trong thời gian 2 đến 3 ngày làm việc thì Cơ quan thuế sẽ xác nhận cấp phép hoặc không và có thể sẽ uống kiểm tra cơ sở để xác minh thực tiễn sử dụng hóa đơn hợp pháp – tránh tình trạng mua bán hóa đơn. Khi đó doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị những điều kiện về cơ sở vật chất, bảng biển tên công ty, hợp đồng mua bán, thuê nhà, con dấu, chứng minh nhân dân của người đại diện … để được kiểm tra.