Thẩm quyền tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính

28/12/2022
Thẩm quyền tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính
468
Views

Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc như sau. Vừa qua tôi có bị xử lý hành chính và bị nhân viên cơ quan quản lý thị trường yêu cầu tiêu hủy tang vật trong vụ hành chính. Tang vật trong vụ trên là hàng hóa, bánh kẹo. Việc yêu cầu trên có đúng thẩm quyền hay không? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư 247. Tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Thẩm quyền tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính ” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Thẩm quyền tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 173/2013/TT-BTC ngày 21/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì: “Người ra quyết định tạm giữ thành lập Hội đồng xử lý để tiêu hủy các hàng hoá, vật phẩm bị hư hỏng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này. Hội đồng xử lý do người ra quyết định tạm giữ hoặc người được uỷ quyền làm Chủ tịch, các thành viên khác gồm: đại diện cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan tài chính tại địa bàn xảy ra hành vi vi phạm (trong trường hợp được cơ quan tài chính cấp trên uỷ quyền hoặc trường hợp người ra quyết định tạm giữ thuộc cơ quan không tổ chức theo cấp hành chính) và đại diện các cơ quan chuyên môn liên quan”.

Việc tiêu hủy phải tuân thủ đúng quy định về hình thức tiêu hủy theo điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 173/2013/TT-BTC ngày 21/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Do đó, tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá, vật phẩm và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, việc tiêu hủy được thực hiện theo các hình thức: Sử dụng hóa chất; Sử dụng biện pháp cơ học; Hủy đốt; Hủy chôn; Hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Việc tiêu hủy hàng hoá phải được lập thành biên bản, có đầy đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng xử lý. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: căn cứ và lý do thực hiện tiêu huỷ; thời gian, địa điểm tiêu huỷ; thành phần tham gia tiêu huỷ; tên, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, hiện trạng của hàng hoá tại thời điểm tiêu huỷ; hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan.

Thẩm quyền xử phạt và yêu cầu tiêu hủy sẽ do: Đội trưởng Đội Quản lý thị trường; Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường; Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt và yêu cầu áp dụng biện pháp khắp phục hậu quả theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 82 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 26/8/2020.

Như vậy, việc nhân nhân viên cơ quan quản lý thị trường yêu cầu tiêu hủy hàng hóa là sai quy định của pháp luật.

Thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm hành chính

Thẩm quyền tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính
Thẩm quyền tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính

Theo Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bao gồm các chủ thể sau đây:

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã;

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện;

+ Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng;

+ Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ cùng các Trưởng phòng nghiệp vụ khác liên quan;

+ Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng;

+ Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển;

+ Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;

+ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;

+ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan;

+ Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm;

+ Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng;

+ Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm;

+ Chi cục trưởng Chi cục Thuế;

+ Cục trưởng cục thuế;

+ Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường;

+ Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường;

+ Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ;

+ Chánh Thanh tra sở; Chánh Thanh tra Các cục;

+ Cục trưởng Cục Thống kê, Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt;

+ Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành lập;

+ Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt;

+ Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải, Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không, Trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa;

+ Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa;

+ Thẩm phán chủ tọa phiên toà;

+ Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản;

+ Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực;

+ Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự;

+ Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu.

Thủ tục tịch thu tang vật vi phạm hành chính

Theo Điều 81 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện như sau:

–  Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản về quá trình tịch thu tang vật.

– Yêu cầu đối với biên bản như sau: Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến.

– Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt nếu nhận thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này nhằm xác nhận tình trạng tang vật, tránh trường hợp không nắm bắt được tình hình tang vật. Biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.

– Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ.

– Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sau khi có quyết định tịch thu sẽ được cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thẩm quyền tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính”.  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý dịch vụ giải thể công ty cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm:

  • Gói thầu tư vấn áp dụng hình thức đấu thầu nào
  • Khi nào kiểm toán nhà nước, kiểm tra doanh nghiệp
  • Hết thời gian tạm ngừng kinh doanh
  • Chung cư tái định cư la gì

Câu hỏi thường gặp

Việc tiêu hủy hàng hoá có cần lập thành biên bản hay không?

Việc tiêu hủy hàng hoá, vật phẩm phải được lập thành biên bản, có đầy đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng xử lý. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: căn cứ và lý do thực hiện tiêu huỷ; thời gian, địa điểm tiêu huỷ; thành phần tham gia tiêu huỷ; tên, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, hiện trạng của hàng hoá, vật phẩm tại thời điểm tiêu huỷ; hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan

Tiêu hủy hàng hóa trong doanh nghiệp có phải lưu hồ sơ không?

Về phía doanh nghiệp, quy trình trên thực tế là do doanh nghiệp ban hành, nhưng để hàng hóa bị tiêu hủy này được đưa vào chi phí thì theo quy định tại khoản 2.1, điểm b và điểm c Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC doanh nghiệp cần phải lập và lưu giữ các hồ sơ

Tiêu hủy gồm những hình thức nào?

Tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá, vật phẩm và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, việc tiêu hủy được thực hiện theo các hình thức sau đây:
– Sử dụng hóa chất;
– Sử dụng biện pháp cơ học;
– Hủy đốt;
– Hủy chôn;
– Hình thức khác theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.