Thả diều gây chập điện có bị phạt không?

16/08/2022
Thả diều gây chập điện có bị phạt không?
644
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc thả diều gây chập điện có bị phạt không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Thả diều là một hoạt động vui chơi giải trí được nhiều người yêu thích tại Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động vui chơi giải trí này cũng có nguy cơ gây ra nhiều nguy hiểm tiêu biểu nhất là gây ra chập điẹn cháy nổ. Vậy câu hỏi đặt ra là thả diều gây chập điện có bị phạt không?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc thả diều gây chập điện có bị phạt không? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Nghị định 134/2013/NĐ-CP

Nghị định 17/2022/NĐ-CP

BLHS 2015 sđ bs 2017

Thả diều gây chập điện có phải là hành vi vi phạm pháp luật?

– Theo quy định tại Điều 7 Luật Điện Lực 2004 sđ bs 2012 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện như sau:

  • Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực.
  • Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật này.
  • Đóng, cắt điện trái quy định của pháp luật.
  • Vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện.
  • Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.
  • Trộm cắp điện.
  • Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật Điện Lực 2004.
  • Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.
  • Cung cấp thông tin không trung thực làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây sách nhiễu, phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.
  • Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về điện lực.
Thả diều gây chập điện có bị phạt không?
Thả diều gây chập điện có bị phạt không?

Thả diều gây chập điện có bị phạt không?

Thả diều gây chập điện có bị phạt không? Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 134/2013/NĐ-CP sđ bs bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm quy định về an toàn điện như sau:

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Vào trạm điện hoặc trèo lên cột điện khi không có nhiệm vụ;
  • Trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không, trạm điện;
  • Lắp đặt ăng ten ti vi, dây phơi, giàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo tại vị trí khi bị đổ, rơi có thể va chạm vào lưới điện;
  • Thả điều hoặc bất kỳ vật gì gây sự cố lưới điện;
  • Không thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp an toàn trước khi làm các công việc với phần không mang điện trên hệ thống điện;
  • Chặt, tỉa cây để bảo đảm an toàn lưới điện cao áp mà không thông báo cho tổ chức quản lý hoặc chủ sở hữu cây biết theo quy định;
  • Cản trở đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp tiến hành kiểm tra hoặc sửa chữa những hư hỏng của trạm điện, đường dây dẫn điện theo quy định.

Như vậy, nếu thả diều gây chập điện thì sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Thả diều gây chập điện có thể bị xử lý hình sự không?

Thả diều gây chập điện có thể bị xử lý hình sự không? Câu trả lời là hành vi thả diều gây chập điện có thể bị xử lý hình sự. Theo quy định tại Điều 314 BLHS 2015 sđ bs 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện lực như sau:

– Người nào cho phép xây nhà, công trình hoặc tự ý xây nhà, công trình trong phạm vi hành lang an toàn của công trình điện lực; gây nổ, gây cháy, đốt rừng làm nương rẫy, trồng cây, làm đổ cây ảnh hưởng đến an toàn vận hành công trình điện lực; đào hố, đóng cọc, xây nhà trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm; thả neo tàu, thuyền trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm đặt ở lòng sông, lòng biển đã có thông báo hoặc biển báo; lắp các thiết bị điện hoặc thi công đường điện không bảo đảm an toàn;

hoặc các hành vi khác gây mất an toàn vận hành công trình điện lực theo quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 314 hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Làm chết 02 người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 10 năm:

  • Làm chết 03 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

– Vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện lực trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Thả diều gây chập điện có bị phạt không?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; đóng mã số thuế cho doanh nghiệp; thủ tục giải thể công ty cổ phần; báo cáo tài chính cuối năm; cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Quy hoạch phát triển điện lực tại Việt Nam như thế nào?

– Quy hoạch phát triển điện lực là quy hoạch ngành quốc gia làm cơ sở cho các hoạt động đầu tư phát triển điện lực.
– Việc lập quy hoạch phát triển điện lực phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:
a) Căn cứ vào chiến lược phát triển năng lượng quốc gia;
b) Phù hợp với định hướng phát triển các nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện gồm cả nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
3. Thời kỳ quy hoạch phát triển điện lực là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch phát triển điện lực từ 30 năm đến 50 năm.

Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại Việt Nam?

– Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện trong phạm vi cả nước.
– Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện.
– Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công thương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện.
– Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương.

Quy định về xử lý sự cố điện?

– Trường hợp xảy ra sự cố điện, đơn vị điện lực trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp xảy ra sự cố điện nghiêm trọng đến mức thảm họa lớn thì việc ban bố tình trạng khẩn cấp và áp dụng các biện pháp ứng phó phải thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.