Trong quá trình kinh doanh, có thể xảy ra việc đổi tên hàng hóa để phù hợp với thị trường hoặc nhu cầu của khách hàng. Ví dụ, một công ty sản xuất có thể mua nguyên liệu gọi là “Thép hợp kim A” và sau đó sử dụng nó để sản xuất sản phẩm gọi là “Ống thép chịu lực”. Tên hàng mua vào và bán ra trong trường hợp này sẽ khác nhau. Vậy tên hàng hóa mua vào bán ra không giống nhau có được không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 123/2020/NĐ-CP;
- Thông tư 78/2021/TT-BTC.
Tên hàng hóa mua vào bán ra không giống nhau có được không?
Có nhiều nguyên nhân mà tên hàng hóa mua vào và bán ra không giống nhau. Một trong những nguyên nhân đó có thể liên quan đến xuất xứ. Cùng một loại hàng hóa có thể được nhập khẩu từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau, và mỗi nguồn có thể đặt tên hàng hóa theo cách riêng. Ví dụ, một chiếc áo khoác có thể được mua từ Trung Quốc và được gọi là “Áo khoác Trung Quốc”, sau đó bán cho khách hàng dưới cái tên “Áo khoác thời trang”. Dưới đây là quy định pháp luật về cách ghi tên hàng hóa.
Tại khoản điểm a Khoản 6 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về nội dung trên hóa đơn:
“6. Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
a) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ
– Tên hàng hóa, dịch vụ: Trên hóa đơn phải thể hiện tên hàng hóa, dịch vụ bằng tiếng Việt. Trường hợp bán hàng hóa có nhiều chủng loại khác nhau thì tên hàng hóa thể hiện chi tiết đến từng chủng loại (ví dụ: điện thoại Samsung, điện thoại Nokia…). Trường hợp hàng hóa phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì trên hóa đơn phải thể hiện các số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hóa mà khi đăng ký pháp luật có yêu cầu. Ví dụ: Số khung, số máy của ô tô, mô tô, địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của một ngôi nhà…
Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ được giao dịch có quy định về mã hàng hóa, dịch vụ thì trên hóa đơn phải ghi cả tên và mã hàng hóa, dịch vụ….”
Như vậy, tên hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn mua vào và bán ra phải giống nhau. Tên hàng hóa, dịch vụ phải thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
Các trường hợp viết sai tên hàng hóa trên hóa đơn điện tử là gì?
Hiện nay, theo quy định pháp luật, khi cá nhân, tổ chức xuất hóa đơn điện tử bị sai thông tin trên hóa đơn thì có thể sửa chữa, điều chỉnh, hủy hóa đơn đã xuất. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hủy/điều chỉnh/sửa chữa sai sót. Dưới đây là các trường hợp xử lý sai sót cụ thể.
Có ba trường hợp hóa đơn sai tên hàng hóa như sau:
- Trường hợp 1: Hóa đơn điện tử xuất sai tên hàng hóa, chưa gửi cho người mua
Trong trường hợp này, kế toán bên bán sẽ cần thực hiện việc xóa bỏ hóa đơn lập sai tên hàng hóa và sau đó xuất hóa đơn mới với thông tin hàng hóa đúng gửi cho bên mua.
- Trường hợp 2: Hóa đơn điện tử sai sót tên hàng hóa đã gửi cho người mua, tuy nhiên chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, chưa kê khai thuế
Trong trường hợp này, hai bên cần xác nhận sai sót, sau đó thu hồi hóa đơn đã lập sai bằng biên bản thu hồi hóa đơn. Bên bán sẽ tiến hành hóa bỏ hóa đơn đã thu hồi và lập hóa đơn điện tử mới gửi bên mua.
- Trường hợp 3: Hóa đơn điện tử viết sai tên hàng hóa nhưng đã gửi cho người mua và đã kê khai thuế
Đối với trường hợp này, kế toán cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn và có xác nhận của bên bán và bên mua. Bên bán sẽ lập hóa đơn điều chỉnh tên hàng hóa cho đúng.
Xử lý viết sai tên hàng hóa trên hóa đơn điện tử như thế nào?
Trong trường hợp không thể sửa trực tiếp trên hóa đơn, cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thể sử dụng biên bản điều chỉnh. Biên bản này sẽ ghi rõ lý do sai sót, thông tin cần sửa đổi và được ký xác nhận bởi cả hai bên liên quan. Biên bản điều chỉnh có thể được gửi kèm hóa đơn ban đầu để cung cấp thông tin chính xác và minh bạch.
Những ngành dịch vụ như làm tư vấn giải quyết luật đất đai, thì hàng hóa ở trên thường là những vụ việc như đất ao chuyển sang đất thổ cư sẽ phát sinh doanh thu, khi ghi vào hóa đơn nếu bị sai sốt thì sẽ xử lý theo quy định.
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC và Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP xử lý viết sai tên hàng hóa trên hóa đơn điện tử được xử lý như sau.
Xử lý viết sai tên hàng hóa trên hóa đơn điện tử được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 19, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định xử lý sai sót trên HĐĐT đã được cấp mã của Cơ quan thuế chưa gửi cho người mua hàng nếu phát hiện sai sót thì xử lý như sau:
- Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có mã có sai sót.
- Người bán lập HĐĐT mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua.
- Cơ quan thuế thực hiện hủy HĐĐT đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.
Xử lý viết sai tên hàng hóa trên hóa đơn điện tử đã gửi cho người mua
Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý theo quy định tại Khoản 2, Điều 19, Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Xử lý viết sai tên hàng hóa trên hóa đơn điện tử.
Cách 1:
- Người bán lập HĐĐT điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
- Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót tên hàng hóa, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
- HĐĐT điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
Cách 2:
- Người bán lập HĐĐT mới thay thế cho HĐĐT có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót tên hàng hóa, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
- HĐĐT mới thay thế HĐĐT đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
Sau đó người bán ký số trên HĐĐT mới điều chỉnh hoặc HĐĐT thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót. Cuối cùng thực hiện:
- Gửi cho người mua đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.
- Gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho HĐĐT mới để gửi cho người mua đối với trường hợp sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế.
Việc xử lý viết sai tên hàng hóa trên hóa đơn điện tử cần phải thực hiện đúng quy định và trước khi có thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền để tránh rủi ro bị phạt. Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật hóa đơn điện tử đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Tên hàng hóa mua vào bán ra không giống nhau có được không? Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu đến dịch vụ tư vấn pháp lý đất ao chuyển sang đất thổ cư. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm
- Những trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thời gian cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu là bao lâu?
- Sang tên sổ đỏ của người đã mất có di chúc như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Hóa đơn điện tử là một loại hóa đơn được tạo ra, truyền tải và lưu trữ dưới dạng điện tử thay vì dùng giấy in. Nó được tạo ra và truyền qua mạng hoặc qua các phương tiện truyền thông điện tử khác như email, hệ thống truyền thông dựa trên web, hoặc ứng dụng di động. Vậy muốn hóa đơn được chấp nhận sẽ cần đáp ứng điều kiện gì?
Hóa đơn hợp pháp theo quy định tại khoản 7 điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP là hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định của pháp luật.
Hình thức, nội dung của hóa đơn phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau theo quy định tại điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP:
– Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu số mẫu hóa đơn
– Số hóa đơn
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua
– Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng
– Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua
– Thời điểm lập hóa đơn
– Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử
– Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
– Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có)
– Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
– Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì:
– Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ.
– Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải sẵn sàng in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.
Nguyên tắc sử dụng thông tin hóa đơn điện tử được quy định tại Điều 44 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, bao gồm:
Việc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử được áp dụng để thực hiện các thủ tục về thuế, thủ tục thanh toán qua ngân hàng và các thủ tục hành chính khác; chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Việc tra cứu, cung cấp thông tin hóa đơn điện tử phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng đối tượng.
Việc sử dụng thông tin hóa đơn điện tử được cung cấp phải đảm bảo đúng mục đích, phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của bên sử dụng thông tin; đồng thời phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật về bảo về bí mật nhà nước.