XIn chào luật sư. Tôi vừa được tuyển vào làm cho một doanh nghiệp vận tải bằng tàu biển. Tôi thấy có một số tàu biển thuộc quyền sở hữu của công ty mà lại mang cờ quốc tịch của nước ngoài. Vậy tàu biển của doanh nghiệp Việt Nam có thể đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài không? Điều kiện cần đáp ứng là gì? Làm cách nào để xác định tàu biển nào là của Việt Nam. Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Tàu biển là một trong những phương tiện được phép di chuyển qua các lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. một trong các dấu hiệu để nhận viết tàu của nước nào đó chính là cờ treo trên tàu. Vậy nếu là tàu của Việt Nam nhưng lại mang cờ quốc tịch nước khác được không? Xác định tàu biển của Việt Nam như thế nào? Để làm rõ các thắc mắc này, Luật sư 247 xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Tàu biển của doanh nghiệp Việt Nam có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài không?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi ở trên nhé.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015
- Nghị định 171/2016/NĐ-CP
Tàu biển là gì?
Theo Điều 13 Bộ luật hàng hải 2015 quy định về tàu biển như sau:
“Tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển.”
Tàu biển quy định trong Bộ luật hàng hải sẽ không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi.
Trong đó tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc đã được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Tàu biển Việt Nam có quyền và nghĩa vụ mang cờ quốc tịch Việt Nam. Và chỉ có tàu biển Việt Nam mới được mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Quy định về việc đăng ký tàu biển tại Việt Nam
Về việc treo cờ trên tàu biển
Căn cứ Điều 16 Bộ luật hàng hải thì việc treo cờ đối với tàu thuyền được thực hiện như sau:
– Tàu biển Việt Nam phải treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tàu thuyền khác khi hoạt động tại cảng biển Việt Nam phải treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Tàu thuyền mang cờ quốc tịch nước ngoài hoạt động tại cảng biển Việt Nam khi muốn treo cờ hoặc kéo còi trong các dịp nghi lễ của quốc gia tàu mang cờ phải thực hiện theo quy định.
Nguyên tắc đăng ký tàu biển tại Việt Nam
Đăng ký tàu biển là việc ghi, lưu trữ các thông tin về tàu biển vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Căn cứ Điều 18 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định nguyên tắc đăng ký tàu biển như sau:
“1. Việc đăng ký tàu biển Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam, bao gồm đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam và đăng ký quyền sở hữu tàu biển đó. Trường hợp tàu biển thuộc sở hữu của từ hai tổ chức, cá nhân trở lên thì việc đăng ký phải ghi rõ các chủ sở hữu và tỷ lệ sở hữu tàu biển đó.
Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Bộ luật này được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam. Việc đăng ký tàu biển Việt Nam thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài bao gồm đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam và đăng ký quyền sở hữu tàu biển đó hoặc chỉ đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Tàu biển nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam;
b) Tàu biển đã đăng ký ở nước ngoài không được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp đăng ký cũ đã được tạm ngừng hoặc đã bị xóa;
c) Việc đăng ký tàu biển Việt Nam do Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam thực hiện công khai và thu lệ phí; tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu được cấp trích lục hoặc bản sao từ Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và phải nộp lệ phí.
2. Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài.“
Như vậy, đối với những tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức Việt Nam có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài. Do đó, công ty bạn sở hữu tàu biển thì những tàu đó đều có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch nước khác.
Quy định về đăng ký tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài
Điều kiện đăng ký tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài
Theo Điều 30 Nghị định 171/2016/NĐ-CP thì điều kiện tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài được quy định như sau:
“1. Tàu biển được mua, đóng mới của doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước phải đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam nhưng không có vốn nhà nước được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài theo quyết định của chủ sở hữu tàu. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày tàu biển được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài, chủ tàu phải gửi 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển về Cơ quan đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam để phục vụ công tác quản lý.
3. Tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam do tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê mua hoặc thuê tàu trần được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài nếu chủ tàu yêu cầu.
4. Những quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với kho chứa nổi và giàn di động.”
–Theo đó tàu biển được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam nhưng không có vốn nhà nước được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài theo quyết định của chủ sở hữu tàu
- Tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam do tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê mua hoặc thuê tàu trần được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài nếu chủ tàu yêu cầu
Thủ tục đăng ký tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài
Thủ tục đăng ký tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài được quy định tại Điều 31 Nghị định 171/2016/NĐ-CP. Cụ thể:
“1. Thủ tục đăng ký tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài thực hiện theo quy định pháp Luật của quốc gia tàu mang cờ.
2. Tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam được tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê hoặc thuê mua trước khi đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài phải được thực hiện việc xóa đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này.”
– Trong đó việc xóa đăng ký tàu biển Việt Nam được thực hiện như sau:
+ Chủ tàu phải thực hiện thủ tục xóa đăng ký tàu biển trong thời hạn quy định:
Chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ khi chủ tàu không còn trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
+Trong trường hợp xóa đăng ký tàu biển theo đề nghị của chủ tàu hoặc người đứng tên đăng ký tàu biển, tàu biển đang thế chấp chỉ được xóa đăng ký tàu biển Việt Nam, nếu người nhận thế chấp tàu biển đó chấp thuận.
+ Khi xóa đăng ký tàu biển, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Tàu biển của doanh nghiệp Việt Nam có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài không?”. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính năm; hoặc muốn tham khảo các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi như xác nhận tình trạng độc thân, quyết toán thuế thu nhập cá nhân; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính 80KW có phải tiến hành đăng kiểm?
- Theo luật dân sự tàu biển thuộc nhóm tài sản nào?
- Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay
Câu hỏi thường gặp
Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc đã được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Theo đó để xác định tàu biển nào là của Việt Nam có thể dựa vào việc tàu đó đã được đăng ký vào sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hay chưa hoặc bằng cách dễ thấy nhất đó là cờ quốc tịch Việt Nam được treo trên tàu biển.
Tàu biển Việt Nam phải được đặt tên và theo nguyên tắc sau đây:
1. Tên tàu biển do chủ tàu đặt nhưng không được trùng với tên tàu biển đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;
2. Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên của tàu biển, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
3. Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Đăng ký tàu biển tạm thời là việc đăng ký tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
a) Chưa nộp phí, lệ phí theo quy định;
b) Chưa có giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển nhưng đã có cam kết trong hợp đồng mua, bán tàu biển là bên bán sẽ giao giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển cho bên mua; trong trường hợp này Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam chỉ có hiệu lực kể từ ngày hai bên mua, bán ký biên bản bàn giao tàu;
c) Thử tàu đóng mới hoặc nhận tàu đóng mới để đưa về nơi đăng ký trên cơ sở hợp đồng đóng tàu.