Liên kết hình thành nhóm công ty là xu hướng tất yếu; khách quan trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa; nền kinh tế thị trường. Những yếu tố cơ bản như nhu cầu phân tán rủi ro; nhu cầu tích tụ và tập trung vốn; phân công lao động và sự chi phối mạnh mẽ từ quy luật cạnh tranh; quy luật cung – cầu của nền kinh tế đã thúc đẩy hoạt động liên kết hình thành nhóm công ty phát triển mạnh mẽ hơn. Không nằm ngoài xu thế khách quan này, sự liên kết, hình thành các tập đoàn kinh tế ngày nay thể hiện sự phát triển vượt bậc về số lượng và chất lượng. Vậy tập đoàn kinh tế là gì? Đặc điểm, vai trò của tập đoàn kinh tế được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?
Hãy cùng luatsu247 tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái niệm Tập đoàn kinh tế
- Tập đoàn kinh tế là tập hợp các công ty ở một quy mô lớn, hoạt động trong một hay nhiều lĩnh vực khác nhau; ở phạm vi một nước hay nhiều nước; trong đó có một công ty (công ty mẹ) nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các công ty khác (công ty con).
- Tập đoàn kinh tế là một cơ cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế hình thành trên cơ sở tập hợp; thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác.
- Các công ty trong tập đoàn kinh tế gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ; thị trường và các dịch vụ liên quan khác; nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh; tối đa hóa lợi nhuận trong sản xuất, kinh doanh.
Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế
Ngoài những đặc điểm chung của nhóm công ty; Tập đoàn kinh tế có những đặc điểm cơ bản sau:
Tập đoàn kinh tế có quy mô rất lớn về vốn; lao động, doanh thu, phạm vi; lĩnh vực hoạt động rộng
- Về quy vốn mô lớn: Tập đoàn kinh tế có sự tích tụ về vốn của các công ty trong tập đoàn; bao gồm công ty mẹ; các công ty con; công ty thành viên, công ty liên kết. Quy mô vốn lớn tạo ra cho tập đoàn năng lực cạnh tranh hiệu quả hơn; chuyên môn hóa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tập đoàn từ đó giảm giá thành; tạo động lực thúc đẩy quá trình phát triển của từng công ty trong tập đoàn.
- Về quy mô lao động: Tập đoàn tập trung lực lượng lao động quy mô lớn; do các công ty thành viên trong tập đoàn hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau; lực lượng lao động được phân hóa từ trình độ chuyên môn cao đên trình độ chuyên môn trung bình; từ lao động quản lý đến lao động sản xuất. Chất lượng nguồn nhân lực ổn định, đáp ứng được yêu cầu.
- Về phạm vi hoạt động: Hiện nay, tập đoàn kinh tế không chỉ hoạt động trong phạm vi một quốc gia; mà còn mở rộng sang nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác; trở thành tập đoàn đa quốc gia. Hầu hết, các tập đoàn kinh tế đều hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực. Việc thực hiện này với mục tiêu là phân tán rủi ro; bảo đảm cho hoạt động của tập đoàn có tính hiệu quả, bền vững,…
- Về doanh thu: Tập đoàn kinh tế thực hiện hoạt động đủ tư với quy môn lớn; phạm vi hoạt động rộng, lợi thế cạnh tranh tốt; trình độ quản lý cao, tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, tập đoàn có khả năng đạt được doanh thu lớn và ổn định.
Về bản chất kinh tế
- Tập đoàn kinh tế là hình thức liên kết doanh nghiệp (liên kết nhóm); có cơ cấu tổ chức đa dạng
- Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp các doanh nghiệp liên kết với nhau về lợi ích kinh tế; công nghệ, thị trường,….gồm công ty mẹ, công ty con, công ty con cấp hai, công ty thành viên. Trong đó, công ty mẹ sở hữu đa số vốn cổ phẩn của các công ty con.
- Cơ cấu tổ chức của tập đoàn kinh tế rất đa dạng: mô hình tổ chức đơn cấp; mô hình tổ chức đa cấp; mô hình tổ chức đa cấp phức hợp.
Tập đoàn kinh tế tồn tại đa sở hữu
- Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp các công ty bao gồm công ty mẹ và các công ty con; công ty con nhiều cấp, các công ty thành viên.
- Công ty mẹ sở hữu đa số cổ phần trong các công ty con. Như vậy, sở hữu vốn của tập đoàn là sở hữu hỗn hợp; nhưng có một chủ sở hữu lớn giữ quyền chi phối đó là công ty mẹ.
Vai trò của TĐKT trong nền kinh tế thị trường
Tập đoàn kinh tế đóng vai trò đáng kể trong sự phát triển nền kinh tế:
- Tập đoàn kinh tế là cơ sở cho việc hình thành và phát triển mô hình liên kết kinh doanh quy mô lớn. Tập đoàn kinh tế là một loại mô hình tổ chức kinh doanh hình thành do nhu cầu hợp tác của những nhà đầu tư; nhằm tạo ra tổ hợp có quy mô lớn. Tập đoàn kinh tế đóng góp quan trọng cho nguồn thu quốc gia; giúp quốc gia giải quyết khó khăn về tài chính.
- Là một trong những công cụ để nhà nước thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Khi nhà nước muốn thay đổi cơ cấu kinh tế, rủi ro cho những quyết định này là rất lớn. Nhà nước cần có những công cụ thực hiện việc tái cơ cấu có tính chuyên môn hóa cao; trình độ sản xuất hiện đại; có khả năng huy động các nguồn lực. Tập đoàn kinh tế chính là chủ thể đáp ứng các yêu cầu này.
- Tập đoàn kinh tế tạo cơ sở nâng cao sức cạnh tranh; hội nhập kinh tế quốc tế. Tập đoàn kinh tế có nhiều lợi thế trên thị trường về nguồn lực, lợi thế quy mô; thương hiệu, tính chuyên môn hóa, tính thống nhất. Do đó, tập đoàn kinh tế có sức cạnh tranh tốt.
- Tập đoàn kinh tế giúp nâng cao hiệu quả khoa học, kỹ thuật. Đổi mới khoa học, kỹ thuật là một đòi hỏi mang tính thời sự cho các công ty trên thị trường. Công ty phải có những cải tiến đáng kể về công nghệ; nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt; giá thành rẻ, có khả năng cạnh tranh.
- Tập đoàn kinh tế thực hiện trách nhiệm giải quyết việc làm, an sinh xã hội; có vai trò lớn trong các hoạt động cộng đồng; như hoạt động nhân đạo, từ thiện, hoạt động y tế cộng đồng,….
Có thể bạn quan tâm
- Tập đoàn là gì?
- Tập đoàn kinh tế theo quy định Luật doanh nghiệp năm 2020.
- Thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tập đoàn kinh tế? Đặc điểm, vai trò của tập đoàn kinh tế trong theo quy định của pháp luật”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý nào cần giải quyết, vui lòng liên hệ luatsu247: 0833102102
Câu hỏi liên thường gặp
Hiện nay, tập đoàn kinh tế được xác định không có tư cách pháp nhân mà chỉ là một tổ chức tập hợp của các công ty; có mối liên hệ mật thiết với nhau về vốn, tài chính, công nghệ; thị trường, thương hiệu, nghiên cứu, đào tạo,…
Dạng phổ biến nhất của doanh nghiệp trong tập đoàn kinh tế là các công ty cổ phần; có thể thấy rằng, doanh nghiệp lữ chọn loại hình này có những đặc trưng riêng có như dễ dàng huy động vốn; khả năng cạnh tranh cao; phân tán rủi ro hiệu quả.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 195 Luật Doanh nghiệp năm 2020: “Công ty con không được đầu tư mua cổ phiếu, góp vốn vào công ty mẹ”. Đây là quy định thể hiện sự tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp, hạn chế được vấn đề sở hữu chéo trong công ty.