Lương cơ sở có vai trò vô cùng quan trọng trong các quan hệ lao động. Đây là mức lương làm căn cứ để tính mức đóng cũng như mức hưởng của nhiều chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động. Gần đây, Quốc hội đã chính thức thông qua đề xuất tăng lương cơ sở. Đây được coi là tin vui đối với nhiều người lao động, hơn nữa đây là cũng là sự mong mỏi của người lao động trong những năm qua. Tất nhiên, việc tăng lương cơ sở sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các chế độ phúc lợi xã hội mà người lao động sẽ được hưởng. Vậy tăng lương cơ sở ảnh hưởng như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sau đây sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 72/2018/NĐ-CP
Mức lương cơ sở là gì?
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 3 của Nghị định 72/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/08/2018 quy định về mức lương cơ sở được hiểu là mức căn cứ để:
– Tính toàn bộ các khoản liên quan đến lương và phụ cấp trong bảng lương, áp dụng với những đối tượng theo quy định của Nghị định.
– Tính toán các loại chi phí phát sinh để phục vụ cho các hoạt động, sinh hoạt.
– Tính các khoản trích nộp của doanh nghiệp để chi trả hoặc thực hiện nghĩa vụ, tính các chế độ của người lao động được hưởng khi làm việc tại doanh nghiệp.
Bản chất và nguyên tắc áp dụng của mức lương cơ sở
Mức lương cơ sở hiện nay được dùng làm căn cứ tính đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho các đối tượng là: cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang… và người lao động làm việc trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, mức lương cơ sở còn dùng làm cơ sở để tính thang lương, bảng lương tại doanh nghiệp, các khoản phụ cấp và mức hưởng trợ cấp bảo hiểm tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở.
Như vậy, mức lương cơ sở hiện hành có ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập và mức hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động. Trong trường hợp mức lương cơ sở nếu có sự điều chỉnh nhiều khoản thu nhập và tiền trợ cấp cũng sẽ được điều chỉnh theo. Vậy nên mỗi người lao động cần theo dõi thường xuyên chỉ số này để đảm bảo các quyền lợi của mình.
Phân biệt mức lương cơ sở và lương cơ bản
Đây là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn nếu như không tìm hiểu kỹ về bản chất. Vậy điểm khác nhau giữa lương cơ bản và lương cơ sở là gì? dưới đây là những tiêu chí để phân biệt 2 loại lương này, cụ thể:
Cơ sở pháp lý của lương cơ sở và lương cơ bản
Lương cơ sở được quy định rõ ràng tại Nghị định 72/2018/NĐ-CP của Chính phủ, mức lương qua các giai đoạn cũng được xác định bằng con số cụ thể.
Lương cơ bản không được quy định trong bất cứ văn bản pháp luật nào mà chỉ là cách gọi của mức lương thấp nhất mà lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận với nhau tùy theo tính chất và yêu cầu công việc.
Đối tượng áp dụng theo quy định
Mức lương cơ sở được áp dụng cho công nhân viên chức, cán bộ Nhà nước, người lao động, người hưởng chế độ thuộc khu vực Nhà nước: cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang, đơn vị hoạt động được Nhà nước hỗ trợ kinh phí. Mức lương cơ sở không được áp dụng trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực Nhà nước.
Trong khi đó, mức lương cơ bản được áp dụng cho cả khu vực trong và ngoài Nhà nước. Hay nói cách khác, lương cơ bản là khái niệm được sử dụng phổ biến cho tất cả các đơn vị sử dụng lao động và người lao động.
Chu kỳ thay đổi điều chỉnh
Nếu như mức lương cơ sở được Nhà nước quy định để đảm bảo đời sống của mọi người. Vì vậy, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự điều chỉnh của mức lương cơ sở gồm có: Chính sách của Nhà nước, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, giá cả, chỉ số tiêu dùng,…
Như vậy mức lương cơ sở không có chu kỳ thay đổi cố định mà sẽ thuận theo tình hình thực tế của Quốc gia.
Đối với lương cơ bản, ngoài yếu tố thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động thì lương cơ bản phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức lương tối thiểu, loại hình doanh nghiệp, cách thức tính của từng đơn vị, cấp bậc, trình độ, kinh nghiệm,… Trong đó, yếu tố đáng chú ý nhất là mức lương tối thiểu vùng, hệ số lương và lương cơ sở.
Như vậy khác với lương cơ sở chu kỳ thay đổi của lương cơ bản sẽ tuỳ theo sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động tại các đơn vị doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
Đối với đơn vị trong khu vực nhà nước thì chu kỳ thay đổi lương cơ bản phụ thuộc theo chu kỳ thay đổi của lương cơ sở. Theo đó khi có sự điều chỉnh lương cơ sở thì lương cơ bản trong trường hợp này cũng sẽ được điều chỉnh theo.
Cách tính lương cơ sở và lương cơ bản
Vì mức lương cơ sở đã được quy định bằng con số rõ ràng trong các văn bản pháp luật nên mang tính cố định. Ngược lại, để xác định lương cơ bản, đơn vị cần phải xác định dựa vào nhiều yếu tố. Vì lương cơ bản được áp dụng cho cả khu vực doanh nghiệp và khu vực nhà nước nên cách thức tính toán cũng có sự khác nhau.
Cách tính lương cơ bản cho cán bộ, công nhân viên chức thuộc khu vực Nhà nước
Theo mục đối tượng áp dụng ở trên, cán bộ thuộc khu vực Nhà nước sẽ được áp dụng mức lương cơ sở. Vì vậy, công thức tính toán lương cơ bản xây dựng dựa vào lương cơ sở (theo năm tương ứng) và hệ số lương.
Lương cơ bản = Lương cơ sở x hệ số lương
Cách tính lương cơ bản cho các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực Nhà nước
Đối với những lao động làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực Nhà nước, mức lương cơ bản được xác định dựa trên mức lương tối thiểu vùng mới nhất tại thời điểm tính.
Doanh nghiệp thuộc vùng nào thì sẽ tính lương cơ bản dựa vào lương tối thiểu vùng của khu vực đó. Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý mức lương cơ bản không được nhỏ hơn lương tối thiểu vùng. Đối với lao động đã được qua đào tạo nghề, học nghề thì lương cơ bản phải cao hơn ít nhất là 7% mức lương tối thiểu vùng.
Tăng lương cơ sở ảnh hưởng như thế nào?
Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
STT | Nội dung | Mức tăng | Căn cứ pháp lý |
1 | Tăng mức đóng BHXH bắt buộc tối đa | Hàng tháng, người lao động trích 8% mức tiền lương tháng của mình để tham gia BHXH bắt buộc.Nếu mức lương này cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.>> Tăng từ 2.384.000 đồng/tháng lên 2.880.000 đồng đồng/tháng. | Điều 5 và khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH |
2 | Tăng mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) tối đa | Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, trong đó, mỗi tháng, người lao động đóng 1,5%.>> Tăng từ 447.000 đồng/tháng lên 540.000 đồng/tháng. | Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH |
3 | Tăng mức đóng BHYT khi tham gia theo hộ gia đình | Người thứ 1 đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ 2, thứ 3, thứ 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.>> Mức đóng của người thứ 1 tăng từ 67.050 đồng/tháng lên 81.000 đồng/tháng, do đó, mức đóng của những người còn lại cũng tăng theo, tương ứng theo thứ tự 56.700 đồng/tháng; 48.600 đồng/tháng; 40.500 đồng/tháng và 32.400 đồng/tháng. | Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP |
4 | Tăng điều kiện hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh của người tham gia BHYT 5 năm liên tục | Người đóng BHYT từ đủ 05 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở thì được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh.>> Tăng số tiền cùng chi trả từ 8.940.000 đồng lên 10.800.000 đồng mới được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh. | Điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP |
5 | Tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp | Hàng tháng, người lao động đóng 1% bảo hiểm thất nghiệp và tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa làm theo chế độ tiền lương do Nhà nước chi trả bằng 20 lần mức lương cơ sở>> Tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 298.000 đồng/tháng lên 360.000 đồng/tháng | Quyết định 595/QĐ-BHXH |
Tăng mức hưởng các loại trợ cấp, phụ cấp
Bên cạnh việc tăng mức đóng của một số loại bảo hiểm xã hội thì việc tăng lương cơ sở cũng ảnh hưởng đến mức hưởng của các loại trợ cấp, phụ cấp của người lao động. Cụ thể như sau:
STT | Nội dung | Mức tăng | Căn cứ pháp lý |
1 | Tăng mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau | Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.>> Tăng từ 447.000 đồng/ngày lên 540.000 đồng/ngày. | Khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 |
2 | Tăng mức trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi | Lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được trợ cấp 1 lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở.Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp 1 lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con.>> Tăng từ 2.980.000 đồng lên 3.600.000 đồng. | Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 |
3 | Tăng mức dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản | Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.>> Tăng từ 447.000 đồng/ngày lên 540.000 đồng/ngày. | Khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 |
4 | Tăng mức trợ cấp 1 lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp | Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.>> Tăng từ 7.450.000 đồng lên 9.000.000 đồng nếu suy giảm 5% khả năng lao động; sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 900.000 đồng. | Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động |
5 | Tăng mức trợ cấp hàng tháng khi suy giảm khả năng lao động 31% trở lên | Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.>> Tăng từ 447.000 đồng/tháng lên 540.000 đồng/tháng nếu suy giảm 31% khả năng lao động, sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 36.000 đồng. | Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động |
6 | Tăng mức trợ cấp phục vụ cho người bị suy giảm khả năng lao động | Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt, liệt 2 chi hoặc bị tâm thần, ngoài mức trợ cấp hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.>> Tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng. | Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động |
7 | Tăng mức trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp | Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị mà chưa được giám định thì thân nhân được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.>> Tăng từ 53.640.000 đồng lên 64.800.000 đồng. | Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động |
8 | Tăng mức dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau điều trị thương tật, bệnh tật | Mức hưởng 1 ngày bằng 30% mức lương cơ sở>> Tăng từ 447.000 đồng/ngày lên 540.000 đồng/ngày. | Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động |
9 | Tăng mức lương hưu thấp nhất | Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu bằng mức lương cơ sở.>> Tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng. | Khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 |
10 | Tăng mức trợ cấp mai táng | Thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết.>> Tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng. | Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 |
11 | Tăng mức trợ cấp tuất hàng tháng | Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân đủ điều kiện hưởng bằng 50% mức lương cơ sở.>> Tăng từ 745.000 đồng/tháng lên 900.000 đồng/tháng.Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.>> Tăng từ 1.043.000 đồng/tháng lên 1.260.000 đồng/tháng. | Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 |
12 | Tăng mức thanh toán trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế | – Khám, chữa bệnh tại cơ sở tuyến huyện và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT (trừ trường hợp cấp cứu):+ Ngoại trú: Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh.>> Tăng từ 223.500 đồng lên 270.000 đồng.+ Nội trú: Tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.>> Tăng từ 745.000 đồng lên 900.000 đồng.– Khám, chữa bệnh nội trú tại cơ sở tuyến tỉnh và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT (trừ trường hợp cấp cứu): Tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.>> Tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng.– Khám, chữa bệnh nội trú tại cơ sở tuyến trung ương và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT (trừ trường hợp cấp cứu): Tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.>> Tăng từ 3.725.000 đồng lên 4.500.000 đồng.– Khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký ban đầu không đúng quy định:+ Ngoại trú: Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám, chữa bệnh.>> Tăng từ 223.500 đồng lên 270.000 đồng.+ Nội trú: Tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.>> Tăng từ 745.000 đồng lên 900.000 đồng. | Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP |
13 | Tăng cơ hội được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh BHYT | Người tham gia BHYT được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu chi phí cho 1 lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở.>> Chi phí dưới 270.000 đồng (hiện tại là 223.500 đồng) thì được thanh toán 100% chi phí. | Điểm d khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP |
Mời bạn xem thêm bài viết
- Ngày nghỉ lễ tính lương như thế nào?
- Thủ tục điều chỉnh mức lương đóng BHXH
- Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Tăng lương cơ sở ảnh hưởng như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến vấn đề tư vấn pháp lý về vấn đề chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên thổ cư. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102. để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thời gian thực hiện tăng lương cơ sở 2023 là từ ngày 01/7/2023.
Như vậy, sẽ có 02 mức lương cơ sở được áp dụng trong năm 2023 gồm:
+ Từ ngày 01/01/2023 – 30/6/2023: Mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng;
+ Từ ngày 01/7/2023: Mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng.
Căn cứ vào Điều 2 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định về những đối tượng được áp dụng mức lương cơ sở như sau:
– Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.
– Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.
– Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật viên chức năm 2010.
– Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, gồm: Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
– Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
– Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.
– Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
– Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2023 tăng thêm so với dự toán năm 2022 được cấp có thẩm quyền giao; một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lâp; sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2022 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có).
Các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương sử dụng 10% chi thường xuyên (trừ các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2023 tăng thêm so với dự toán năm 2022 được cấp có thẩm quyền giao;
Sử dụng 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2022 thực hiện so với dự toán (không kể thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; xổ số kiến thiết; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công công trong các khu vực cửa khẩu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước) được Thủ tướng Chính phủ giao;
Sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2022 chưa sử dụng hết chuyển sang;
Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2023. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%. Phạm vi trích số thu được để lại thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về nhu cầu à nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023.
Ngân sách Trung ương bổ sung nguồn kinh phí còn thiếu do điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2023 cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi đã thực hiện các quy định nêu trên.