Thủ tục điều chỉnh mức lương đóng BHXH như thế nào?

30/03/2023
Thủ tục điều chỉnh mức lương đóng BHXH
157
Views

Nhằm hạn chế tình trạng bóc lột sức lao động, cơ quan nhà nước đã quy định mức lương tối thiểu mà người sử dụng lao động phải trả theo từng vùng. Mức lương này được đưa ra dựa trên điều kiện kinh tế, xã hội, mức sống của người dân tại các địa phương. Do đó, Nhà nước sẽ thường xuyên xem xét để cập nhật và thay đổi mức lương tối thiểu để đảm bảo tính cân bằng trong xã hội. Vậy khi đó, thủ tục điều chỉnh mức lương đóng BHXH được thực hiện ra sao? Mức lương tối thiểu vùng ảnh hưởng như thế nào đến mức lương đóng BHXH? Hồ sơ làm thủ tục điều chỉnh mức lương đóng BHXH gồm những gì? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp những quy định liên quan đến vấn đề này. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

Mức lương tối thiểu vùng ảnh hưởng như thế nào đến mức lương đóng BHXH?

Theo hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, hằng tháng, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải trích một khoản tiền nhất định để đóng các loại bảo hiểm bắt buộc bao gồm: BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Tiền lương làm căn cứ đóng các loại bảo hiểm trên chính là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc. Theo khoản 2 Điều 89 Luật BHXH năm 2014, tiền lương này bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được ghi nhận cụ thể và được chi trả thường xuyên trong kì trả lương cho người lao động.

Bên cạnh đó, điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH đã quy định:

2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

a) Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

b) Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Như vậy, có thể thấy, lương tối thiểu vùng có ảnh hưởng trực tiếp đế mức tiền lương tối thiểu đóng BHXH hằng tháng. Khi lương tối thiểu vùng tăng, người lao động và người sử dụng lao động đang đóng bảo hiểm với mức lương thấp sẽ phải điều chỉnh tăng để đảm bảo cao hơn hoặc bằng mức tiền lương tối thiểu vùng mới.

Mức lương tối thiểu vùng hiện nay là bao nhiêu?

Ngày 12/6/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP, chính thức điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng kể từ ngày 01/7/2022 với mức tăng bình quân là 6% so với lương tối thiểu vùng tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

Cụ thể từ ngày 01/7/2022, mức lương tối thiểu vùng mới được quy định như sau:

Người lao động làm việc cho doanh nghiệp thuộc vùngMức lương tối thiểu tháng(Đơn vị: đồng/tháng)Mức lương tối thiểu giờ(Đơn vị: đồng/giờ)
Vùng I4.680.00022.500
Vùng II4.160.00020.000
Vùng III3.640.00017.500
Vùng IV3.250.00015.600
Mức lương tối thiểu vùng

Hồ sơ làm thủ tục điều chỉnh mức lương đóng BHXH

Theo quy định tại STT 1.3 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về hồ sơ thông báo tăng/giảm, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:

  • Trường hợp áp dụng:
  • Tăng mới lao động;
  • Báo giảm lao động đối với các trường hợp người lao động chuyển đi; nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;
  • Báo giảm do nghỉ hưởng chế độ BHXH (hưu trí, bảo lưu, ốm đau, thai sản);
  • Báo giảm do nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, ngừng việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
  • Điều chỉnh đóng BHXH (người lao động thay đổi tiền lương đóng BHXH).

Thành phần hồ sơ điều chỉnh mức lương đóng BHXH gồm:

Người lao động (NLĐ): NLĐ chưa có mã số BHXH (hoặc tra cứu không thấy mã số BHXH): Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

Đơn vị sử dụng lao động (Đơn vị SDLĐ):

  • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-LT);
  • Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Thủ tục điều chỉnh mức lương đóng BHXH

Đối với quy định về trình tự thực hiện hồ sơ thông báo tăng/giảm, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội thì tại STT 1.3 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định cụ thể như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người lao động:

  • Trường hợp đã có mã số BHXH thì cung cấp mã số BHXH cho đơn vị;
  • Trường hợp chưa có mã số BHXH: lập Tờ khai TK1-TS.

Đơn vị sử dụng lao động lựa chọn nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:

  • Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia;
  • Qua Bưu chính;
  • Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.

Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3. Đơn vị nhận kết quả đã giải quyết.

Kết quả giải quyết hồ sơ báo tăng/giảm, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại STT 1.3 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:

  • Trường hợp tăng, giảm lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Sổ bảo hiểm xã hội; thẻ bảo hiểm y tế
  • Trường hợp điều chỉnh tăng, giảm tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp : Cơ quan bảo hiểm xã hội ghi nhận kết quả vào cơ sở dữ liệu.
Thủ tục điều chỉnh mức lương đóng BHXH
Thủ tục điều chỉnh mức lương đóng BHXH

Cơ quan nào có thẩm quyền điều chỉnh giảm mức lương đóng BHXH?

Cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giảm mức lương đóng BHXH là cơ quan bảo hiểm xã hội. Để điều chỉnh mức lương đóng BHXH, đơn vị sử dụng lao động lựa chọn nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:

  • Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia;
  • Qua Bưu chính;
  • Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.

Thủ tục điều chỉnh mức lương đóng BHXH mất bao lâu?

Đối với quy định về thời hạn thực hiện hồ sơ thông báo tăng/giảm, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội, tại STT 1.3 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định rằng Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nận lao động, bệnh nghệ nghiệp và không quá 5 ngày đối với các trường hợp còn lại.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Thủ tục điều chỉnh mức lương đóng BHXH chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thủ tục điều chỉnh mức lương đóng BHXH” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là soạn thảo đơn xác nhận tình trạng hôn nhân. vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Kết quả giải quyết điều chỉnh tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được quy định ra sao?

Kết quả giải quyết hồ sơ báo tăng/giảm, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại STT 1.3 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
– Trường hợp tăng, giảm lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Sổ bảo hiểm xã hội; thẻ bảo hiểm y tế
– Trường hợp điều chỉnh tăng, giảm tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp : Cơ quan bảo hiểm xã hội ghi nhận kết quả vào cơ sở dữ liệu.

Có được điều chỉnh giảm mức lương đóng BHXH của người lao động không?

Căn cứ Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, khi doanh nghiệp muốn điều chỉnh giảm mức đóng BHXH phải tiến hành thỏa thuận lại mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung với NLĐ. Khi hai bên đạt được thỏa thuận và điều chỉnh hợp đồng lao động thì mới có thể tiến hành các thủ tục để giảm mức đóng BHXH của NLĐ. Lưu ý là mức lương đóng BHXH thấp nhất hiện nay là mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định

Nộp hồ sơ điều chỉnh mức lương đóng BHXH theo cách thức nào?

Đơn vị sử dụng lao động lựa chọn nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:
Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia;
Qua Bưu chính;
Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.