Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải công chứng hay không?

07/10/2022
Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải công chứng hay không
460
Views

Hiện nay, các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại, xã hội đã phát triển mạnh mẽ, đa dạng trên cả bề rộng và bề sâu, cả trong nước lẫn cả nước ngoài. Nhiều giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại đòi hỏi phải được công chứng để tạo chứng cứ có sức thuyết phục cao. Việc công chứng được yêu cầu phải thực hiện một cách chính xác theo đúng pháp luật nhưng phải nhanh chóng kịp thời, thuận tiện cho người dân. Riêng đối với việc tặng cho nhà ở, nhiều người nghĩ rằng không cần thiết phải công chứng. Vậy Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải công chứng hay không? Bài viết dưới dây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện tặng cho nhà ở là gì ?

Theo quy định tại khoản 1, điều 119, luật nhà ở năm 2014 về điều kiện tặng như sau:

Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
  • Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
  • Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải công chứng hay không?

Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu nhà ở có thể thực hiện các giao dịch về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình thông qua các hình thức mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ và ủy quyền quản lý nhà ở.

Do đó, chủ sở hữu nhà ở hợp pháp là cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự được quyền định đoạt tài sản là nhà ở của mình bằng hình thức tặng cho theo quy định của của pháp luật.

Khi thực hiện giao dịch tăng cho nhà ở thì các bên tham gia giao dịch phải thỏa thuận lập hợp đồng cho tặng cho nhà ở.

Theo đó, hợp đồng tặng cho nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung chính được quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014.

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì hợp đồng tặng cho nhà ở phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp tặng cho nhà ở đều phải công chứng, chứng thực hợp đồng. Mà có một số trường hợp cụ thể tặng cho nhà ở không phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất:

“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”

Theo đó, theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014 thì hợp đồng tặng cho nhà ở phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ các trường hợp sau đây không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng:

– Hợp đồng tặng cho nhà tình nghĩa;

– Hợp đồng tặng cho nhà tình thương;

Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc công chứng, chứng thực đối với các loại hợp đồng tặng cho trên thì thực hiện theo thỏa thuận.

Việc công chứng hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.

Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải công chứng hay không
Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải công chứng hay không

Giấy tờ cần khi công chứng Hợp đồng tặng cho nhà ở

Căn cứ vào quy định nêu trên và Điều 40 Luật Công chứng 2014, hợp đồng tặng cho nhà, đất bắt buộc phải lập thành văn bản và thực hiện thủ tục công chứng tại Phòng/Văn phòng công chứng, chứng thực tại UBND cấp xã, phường, thị trấn.

Theo đó, những giấy tờ cần phải chuẩn bị để thực hiện công chứng hợp đồng gồm:

– Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu)

– Dự thảo hợp đồng tặng cho (Nếu có)

– Giấy tờ tùy thân:

  • Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu của các bên tham gia giao dịch
  • Hộ khẩu
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (độc thân), đăng ký kết hôn (vợ chồng)…
  • Giấy khai sinh để chứng minh quan hệ huyết thống giữa người được tặng cho và người tặng cho

– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chung cư, …
  • Bản vẽ hiện trạng (nếu có)
  • Các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản: Di chúc, văn bản thừa kế, thỏa thuận tài sản riêng,..

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải công chứng hay không?“. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: đăng ký mã số thuế cá nhân online, hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân, lệ phí đăng ký mã số thuế cá nhân, ủy quyền đăng ký mã số thuế cá nhân,… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web:  Lsxlawfirm. Nếu quý khách có nhu cầu mua bán doanh nghiệp; hãy liên hệ ngay với Luật sư 247 để được phục vụ tốt nhất: 0833102102. Hoặc liên hệ qua:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Tặng cho đất mà không sang tên có bị xử phạt?

Đối với khu vực nông thôn:
Phạt tiền từ 01-03 triệu đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn mà không thực hiên đăng ký biến động;
Phạt tiền từ 02-05 triệu đồng nếu quá thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn mà không thực hiên đăng ký biến động.
Đối với khu vực thành thị: mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng tại khu vực nông thôn (cao nhất là 10 triệu đồng/01 lần vi phạm).

Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 50 của Luật Nhà ở thì phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu về nhà ở tương ứng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng điều kiện về nhà ở, cư trú theo quy định sau đây:
Có đất ở nhưng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát;
Có đăng ký thường trú tại địa phương nơi có đất ở, nhà ở cần phải xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa.

Hợp đồng tặng cho là gì ?

Hợp đồng tặng cho là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, một bên giao tài sản của mình, một bên nhận tài sản và không có sự yêu cầu đền bù. Khi đó, bên tặng cho có thể tặng cho tài sản là:
– Động sản: Xe máy, xe ô tô, sổ tiết kiệm…
– Bất động sản: Nhà, đất…

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.