Pháp luật đất đai hiện hành cho phép người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế hay tặng cho quyền sử dụng đất,…. được tự do hơn nhưng vẫn phải bảo đảm các quy định pháp luật. Nhưng đối với việc tặng cho con mảnh đất thì cha mẹ vẫn thắc mắc nên sử dụng việc chuyển quyền nào hợp lý nhất. Và việc đăng ký biến động có cần thiết khi tặng cho con của mình không? Vậy Tặng cho con mảnh đất thì có phải đăng ký biến động không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Đăng ký biến động đất đai là gì?
Đăng ký đất đai là việc bắt buộc của người sử dụng đất và người được giao đất. Đăng ký đất đai gồm: Đăng ký lần đầu và đăng ký biến động.
Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất(sau đây gọi là đăng ký biến động) là việc thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc một số thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật.
Tặng cho con mảnh đất thì có phải đăng ký biến động không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 4, khoản 6 Điều 95 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 95. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
6. Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.”
Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành thì khi tặng mảnh đất cho con thì bạn cần phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động. Và theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì việc đăng ký biến động quyền sử dụng đất do chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải tiến hành trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày có biến động, trong đó bao gồm cả việc thay đổi người sử dụng đất do chuyển nhượng.
Trường hợp chậm thay đổi người sử dụng đất có bị phạt không?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 102/2014/NĐ-CP:
“Điều 12. Không đăng ký đất đai
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các trường hợp biến động đất đai quy định tại các Điểm a, b, h, i, k và l Khoản 4 Điều 95 của Luật Đất đai nhưng không thực hiện đăng ký biến động theo quy định.”
Như vậy, Đối với trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo đúng quy định của pháp luật do chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Tuy nhiên, vấn đề phạt này chỉ đặt ra trong trường hợp không thực hiện đăng ký biến động mà không đặt ra đối với trường hợp đăng ký biến động chậm so với thời hạn quy định.
Tặng cho quyền sử dụng đất có đòi lại được không?
Hợp đồng tặng cho tài sản được điều chỉnh theo quy định tại Điều 457 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể như sau:
“Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận”.
Theo quy định của pháp luật dân sự thì hợp đồng tặng cho là sự thảo thuận giữa các bên, thể hiện ý chí của các bên trong việc chuyển dịch quyền của tài sản từ người tặng cho sang người được tặng cho tài sản.
Theo như bạn đã trình bày thì bạn đã tặng cho con bạn đất, vậy trường hợp bạn tặng con bạn đất được xem là bất động sản (Bất động sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Tài sản khác theo quy định của pháp luật). Như vậy đối với tặng cho các loại tài sản là bất động sản cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
– Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Như tình huống trên, bạn không trình bày rõ rằng đất bạn cho con bạn đã ra văn phòng công chứng để công chứng và làm thủ tục sang tên sổ đỏ hay chưa? Nếu đã làm các thủ tục nêu trên thì hiện tại con bạn đã đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vậy nên kể từ thời điểm bạn làm thủ tục đăng ký chuyển quyền sử dụng đất và thủ tục được hoàn thiện thì miếng đất đã chuyển quyền sang cho con bạn và bạn không còn quyền gì trên miếng đất này nữa, kể cả quyền đòi lại miếng đất.
Đăng ký biến động khi cho thuê đất giữa các cá nhân như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 95 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 95. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
c) Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;”
Như vậy, khi người sử dụng đất thực hiện quyền quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì người sử dụng đất phải tiến hành đăng ký biến động.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tặng cho con mảnh đất thì có phải đăng ký biến động không” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai – Mẫu số 09/ĐK
- Thời hạn nhận lại sổ đỏ đăng ký biến động là bao lâu?
- Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất
Câu hỏi thường gặp
Mẫu đơn sử dụng trong trường hợp đất đã được cấp Sổ đỏ hoặc đã đăng ký mà có sự thay đổi 1 trong các nội dung dưới đây:
– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi; được phép đổi tên.
– Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ; thời hạn sử dụng so với nội dung đã đăng ký.
– Chuyển mục đích sử dụng đất.
– Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang thuê đất thu tiền một lần; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang thuê đất,…
– Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành tài sản chung.
– Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức, của hộ gia đình, của vợ và chồng, của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất
Các giấy tờ kèm theo bao gồm:
– Giấy chứng nhận đã cấp;
– Biên lai, chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có);
– Tùy thuộc vào từng trường hợp mà nộp các giấy tờ khác theo từng trường hợp như:
Gia hạn sử dụng đất thì có quyết định gia hạn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Nội dung biến động: Ví dụ:
Thay đổi về nhà ở thì ghi cụ thể nội dung chưa có nhà hoặc có nhà cũ; ghi thông tin về nhà ở mới như: Loại nhà, diện tích xây dựng…
Đính chính thông tin trên giấy chứng nhận;…