Bằng chứng người chồng ngoại tình có là lợi thế cho người vợ khi ly hôn hay không?

26/08/2022
Bằng chứng người chồng ngoại tình có là lợi thế cho người vợ khi ly hôn hay không?
360
Views

Ngoại tình là một trong những lý do không hiếm gặp gây ra sự đổ vỡ của nhiều cuộc hôn nhân. Đa số các vụ việc về đơn phương ly hôn đều là do vợ/chồng ngoại tình, bạo lực gia đình hoặc có con riêng… Người vợ, người chồng trong trường hợp này nếu không xử lý khôn ngoan, tài tình và đúng pháp luật thì rất khó nhận được sự đồng tình của hội đồng pháp luật khi ra tòa. Và khi đưa bằng chứng ngoại tình ra tòa thì cũng phải cân nhắc kỹ. Vậy Bằng chứng người chồng ngoại tình có là lợi thế cho người vợ khi ly hôn hay không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Ngoại tình có vi phạm pháp luật không?

Quan hệ hôn nhân được pháp luật quy định và bảo vệ, ngoại tình trong quan hệ hôn nhân là hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể:

  • Tại điểm c khoản 2 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình quy định cấm các hành vi “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”
  • Tại khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình quy định “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.”

Vợ, chồng có nghĩa vụ chung thủy với nhau theo chế độ một vợ một chồng, pháp luật quy định rõ về các điều cấm, quyền và nghĩa vụ trong quan hệ hôn nhân, nếu một bên có mối quan hệ tình cảm, tình dục hoặc sống với người khác khi trong quan hệ hôn nhân thì đó là hành vi vi phạm pháp luật, hành vi này không được pháp luật cho phép và trái với đạo đức xã hội.

Thế nào là bằng chứng ngoại tình?

Thực tế, nhiều người hiện nay đều chủ động thu thập bằng chứng ngoại tình. Chúng ta biết rõ sức mạnh “tố giác” của bằng chứng ngoại tình lớn đến đâu. Nắm trong tay bằng chứng là bạn đã giành nửa phần thắng. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, không phải thông tin nào cũng có thể biến thành bằng chứng được chấp nhận tại Tòa án. Bạn cần phải trình các loại bằng chứng hợp pháp, có giá trị thì mới được chấp nhận. Vậy thì bạn đã biết thế nào là một chứng cứ ngoại tình đúng luật và cách thu thập như thế nào chưa?

Bằng chứng ngoại tình là những chứng cứ chứng minh việc ngoại tình của vợ hoặc chồng hoặc cả 2 người. Tuy nhiên không phải mọi bằng chứng ngoại tình được xem là bằng chứng, chỉ những chứng cứ theo quy định tại Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

“Điều 93. Chứng cứ

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

Như vậy, bằng chứng ngoại tình là các chứng cứ được thu thập theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, phải là những gì có thật, những bằng chứng giả tạo, không có thật sẽ bị bác bỏ và có thể bị phạt nếu giao nộp trước Tòa.

Bằng chứng ngoại tình là các chứng cứ bạn chứng minh được, chồng hoặc vợ của bạn đang thực hiện hành vi chung sống với một người khác như vợ chồng ngoài bạn. Đó có thể là hình ảnh, tin nhắn, … giữa chồng, vợ bạn và người đó.

Chứng cứ ngoại tình phải đảm bảo yếu tố khách quan, hợp pháp không mang tính chất cá nhân. Một số chứng cứ bất hợp pháp đương nhiên cũng sẽ không được pháp luật công nhận, bạn nên lưu ý điều này khi thu thập bằng chứng.

Tuy nhiên, việc thu thập chứng cứ ngoại tình được xem là một quá trình khó khăn. Bởi lẽ, hành vi này khá lén lút và kín đáo, bên cạnh đó, việc tìm ra chứng cứ ngoại tình của người chung chăn gối với mình là một gánh nặng rất lớn. Tuy nhiên, dù hậu quả thế nào khi đã có hành động ngoại tình xảy ra, bạn phải chuẩn bị cho mình một bước lùi có lợi vì vậy bằng chứng ngoại tình là cần thiết.

Các chứng cứ bạn thu thập được phải đảm bảo tuân theo luật tố tụng hình sự, hợp pháp. Bên cạnh đó, chúng phải có tính chất chân thực, chính xác, không bị dựng chuyện.

Bằng chứng ngoại tình có thể là hình ảnh, tin nhắn, băng ghi hình, … cho thấy chồng/ vợ bạn ngoại tình. Hãy đảm bảo, những hành vi được ghi lại đủ thân mật để chứng minh điều này. Chứng cứ phải có tính chân thực, không nên tạo dựng hay làm giả.

Nếu không tìm thấy các bằng chứng trên, bạn có thể sử dụng lời khai của người có hành vi ngoại tình. Điều này ít khi xảy ra nhưng nếu có thì chứng cứ của bạn vẫn được tính là hợp pháp. Ngoài ra, người thứ 3 cũng có thể cho lời khai để chứng minh việc ngoại tình của chồng/ vợ bạn, hãy tận dụng điều này. Để có được những chứng cứ ngoại tình từ người trong cuộc, bạn có thể thực hiện ghi âm kín đáo trong quá trình gặp mặt đối chất.

Cách tìm bằng chứng ngoại tình

Việc tìm ra bằng chứng chồng hay vợ ngoại tình thật sự rất khó bởi hầu như họ sẽ rất cẩn thận trong việc phi tang và kiếm cho mình nhiều lý do khác nhau. Dưới đây là một số cách phổ biến hiện nay để tìm ra chứng cứ hành vi sai trái của người chung chăn gối với bạn:

  • Bí mật cài phần mềm theo dõi điện thoại
  • Bí mật cài thiết bị nghe lén
  • Thuê 1 đơn vị thám tử
Bằng chứng người chồng ngoại tình có là lợi thế cho người vợ khi ly hôn hay không
Bằng chứng người chồng ngoại tình có là lợi thế cho người vợ khi ly hôn hay không

Bằng chứng người chồng ngoại tình có là lợi thế cho người vợ khi ly hôn hay không?

Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Trường hợp chồng bạn có hành vi ngoại tình thì đây là căn cứ để Tòa án giải quyết cho ly hôn và có thể khẳng định nó là một phần lợi thế cho bạn trong việc giành quyền nuôi con.

Ngoài ra, bạn lưu ý thêm nguyên tắc nếu con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con (Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

Vợ đang mang thai có được ly hôn với chồng hay không?

Tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

– Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, theo quy định này thì khi vợ đang mang thai, chồng sẽ không có quyền yêu cầu ly hôn với vợ nhưng vợ thì hoàn toàn có thể yêu cầu ly hôn với chồng bạn nhé.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Bằng chứng người chồng ngoại tình có là lợi thế cho người vợ khi ly hôn hay không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về thủ tục đăng ký bảo hộ logo, các vấn đề liên quan đến thành lập công ty trọn gói, xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Ngoại tình bị xử lý hành chính như thế nào?

Áp dụng khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 thì người ngoại tình sẽ bị xử phạt hành chính nếu nằm thuộc một trong số các trường hợp sau:
– Dù đang có vợ hoặc chồng nhưng vẫn kết hôn với một người khác
– Chưa có vợ hoặc chồng nhưng kết hôn với người mà mình biết rõ là họ đang có gia đình
– Đang có vợ/ chồng nhưng vẫn chung sống như vợ chồng với một người khác
– Chưa có vợ hoặc chồng nhưng chung sống như vợ chồng với người mình biết rõ là họ đang có vợ hoặc chồng.
Mức xử phạt hành chính cho hành vi này từ 1 – 3 triệu đồng.

Vợ không biết về khoản nợ của chồng thì có trách nhiệm cùng trả sau ly hôn không?

Căn cứ vào Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể như sau:
Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
Tóm lại, sau khi ly hôn bạn vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới với chồng cũ để thực hiện trả nợ nếu chồng bạn chứng minh được số tiền nợ mà anh vay là để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.

Ttruy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi nào ?

– Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng, như làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát,…
– Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê trong Điều 147 BLHS, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính, mà lại thực hiện chính hành vi đó, hoặc thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong điều luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.