Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) là đài phát thanh quốc gia; trực thuộc Chính phủ. Đài có nhiệm vụ “tuyên truyền đường lối; chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; góp phần nâng cao dân trí; phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên vào hồi tháng 6 đã sảy ra sự việc hacker tấn công mạng; dẫn đến báo điện tử VOV không thể truy cập được. Vậy hành vi tấn công mạng báo điện tử bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt vụ việc:
Theo VOV; sau khi Báo điện tử VOV đăng tải loạt bài viết liên quan thực trạng livestream trên mạng xã hội; một số đối tượng đã có hành vi kích động; tạo các tài khoản ảo để tấn công nhiều nền tảng của Báo Điện tử VOV. Trong đó đỉnh điểm là việc tấn công DDOS (từ chối dịch vụ) nhằm vào Báo Điện tử VOV trong ngày 13/6; tấn công Fanpage của báo; gửi email; gọi điện xúc phạm đến các nhân vật đã trả lời phỏng vấn; xúc phạm phóng viên viết bài bằng những tin nhắn đe dọa; thóa mạ…
Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu về Tấn công mạng báo điện tử bị xử lý như thế nào?
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017)
Nội dung tư vấn
Tấn công mạng là như thế nào
Tấn công mạng là hình thức tấn công xâm nhập vào một hệ thống máy tính; cơ sở dữ liệu; website hay thiết bị của một một tổ chức; doanh nghiệp nào đó.
Phương thức điển hình mà hacker sử dụng để tấn công chính là tìm ra lỗ hổng. Hacker có thể:
- Tấn công theo phương pháp do thám: Hacker sẽ dùng công cụ bắt gói tin tự động; rà quét các lỗ hổng trong hệ thống, quét cổng và kiểm tra các dịch vụ đang chạy với mục đích là thu thập thông tin về hệ thống.
- Tấn công theo phương pháp truy cập: Phương thức tấn công này thường được hacker áp dụng; để khai thác lỗ hổng của nạn nhân. Ví dụ như các lỗ hổng trong dịch vụ web; dịch vụ xác thực. Sau khi đã thử mật khẩu bằng từ điển; hacker sẽ dễ dàng truy cập vào các tài khoản của admin như trong cơ sở dữ liệu; website; ứng dụng; phần mềm quản lý…
- Hình thức tấn công DDoS: dường như không còn xa lạ với bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào. Với hình thức này, kẻ tấn công sẽ gửi hàng loạt yêu cầu với số lượng cực lớn (vượt quá khả năng xử lý tới hệ thống nạn nhân); khiến cho hệ thống quá tải; phải tạm dừng hoạt động. Ngoài ra; phương pháp xâm nhập hệ thống Social Engineering như email lừa đảo, đường link lạ, thông báo giải thưởng cũng được hacker áp dụng thường xuyên.
Và trường hợp tấn công mạng báo điện tử VOV nêu trên là hành vi tấn công mạng theo hình thức DDoS.
Tấn công mạng báo điện tử bị xử lý như thế nào
Tấn công có chủ đích vào trang báo điện tử và nền tảng mạng xã hội của VOV là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng; gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của VOV và đe dọa đến lĩnh vực an ninh mạng; công nghệ thông tin; mạng viễn thông được pháp luật Việt Nam bảo vệ. Tùy theo mức độ nghiêm trọng mà hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Cụ thể như sau:
Tấn công mạng báo điện tử bị xử phạt hành chính
Có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 80 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Theo đó:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối hành vi bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu; khóa mật mã và thông tin của tổ chức; cá nhân khác trên môi trường mạng.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Truy cập trái phép vào mạng hoặc thiết bị số của người khác; để chiếm quyền điều khiển thiết bị số hoặc thay đổi; xóa bỏ thông tin lưu trữ trên thiết bị số hoặc thay đổi tham số cài đặt thiết bị số hoặc thu thập thông tin của người khác;
- Xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức; cá nhân khác trên môi trường mạng;
- Cản trở hoạt động cung cấp dịch vụ của hệ thống thông tin;
- Ngăn chặn việc truy nhập đến thông tin của tổ chức; cá nhân khác trên môi trường mạng; trừ trường hợp pháp luật cho phép;
- Làm mất an toàn, bí mật thông tin của tổ chức; cá nhân khác được trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường mạng.
Ngoài ra; chủ thể là người nước ngoài thực hiện hành vi; có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tấn công mạng báo điện tử bị xử lý hình sự
Hành vi tấn công mạng nhắm vào VOV có thể bị xử lý về tội Cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy; mạng viễn thông; phương tiện điện tử theo Điều 287 Bộ luật Hình sự. Theo đó; có các khung phạt sau:
Khung thứ nhất
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Đối với các trường hợp cấu thành cơ bản.
Khung thứ hai
Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Áp dụng đối với các trường hợp: phạm tội có tổ chức; tái phạm nguy hiểm;…
Khung thứ ba
Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm. Áp dụng đối với các hành vi tấn công hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh; Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử 168 giờ trở lên hoặc 50 lần trở lên trong thời gian 24 giờ;…
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Dấu hiệu pháp lý Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
Chủ thể
Chủ thể của tội phạm không phải chủ thể đặc biệt; bất kì ai cũng có thể là chủ thể của tội phạm này.
Khách thể
Tội phạm xâm phạm đến trật tự quản lý của Nhà nước về lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng máy tính, mạng viễn thông.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện hành vi khách quan với lỗi cố ý trực tiếp. Tức là người phạm tội hoàn toàn nhận biết được hậu quả nguy hại cho mạng máy tính; mạng viễn thông; thiết bị điện tử nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi để hậu quả của nó xảy ra.
Mặt khách quan
Hành vi khách quan: cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử.
- Tự ý xóa làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm; dữ liệu điện tử;
- Ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính; mạng viễn thông; phương tiện điện tử;
- Hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính; mạng viễn thông; phương tiện điện tử.
Hậu quả: là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Người thực hiện hành vi khách quan chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hậu quả xảy ra nghiêm trọng. Đó là:
- Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính; mạng viễn thông, phương tiện điện tử từ 30 phút đến dưới 24 giờ hoặc từ 03 lần đến dưới 10 lần trong thời gian 24 giờ;
- Làm đình trệ hoạt động của cơ quan; tổ chức từ 24 giờ đến dưới 72 giờ;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục đăng ký giấy phép mạng xã hội
- Hack tài khoản mạng xã hội của người khác xử lý như thế nào?
- Hack Facebook người khác lừa chuyển tiền bị xử lý thế nào ?
Như vậy; đối với hành vi tấn công mạng báo điện tử; tùy theo mức độ nghiêm trọng có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 80 Nghị định 15/2020/NĐ-CP; hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 287 Bộ luật Hình sự.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tấn công mạng báo điện tử bị xử lý như thế nào?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư 247 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Website là một tập hợp các trang thông tin có chứa nội dung dạng văn bản; chữ số, âm thanh, hình ảnh, video,… được lưu trữ trên máy chủ (web server); và có thể truy cập từ xa thông qua mạng Internet. Như vậy, giả mạo website có thể hiểu là hành vi lập website sử dụng tên; hình ảnh và địa chỉ của cá nhân, tổ chức; nhằm mục đích mạo danh cá nhân, tổ chức; làm cho người dùng Internet nhầm lẫn trong việc tiếp nhận thông tin, giao dịch.
– Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan;
– Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan;
– Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan;
Mỗi cơ quan có trách nhiệm phòng, chống tấn công mạng theo luật định.
Hành vi đăng thông tin sai sự thật về lực lượng phòng; chống dịch theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015. Mức phạt cao nhất lên tới 1 tỷ đồng hoặc 07 năm tù giam.