Tẩm xăng đốt người yêu phải ngồi tù?

17/01/2022
793
Views

Cha ông ta có câu “yêu em mấy sông cũng lội, mấy núi cũng trèo, mấy đèo cũng qua”. Nhưng đó là khi yêu. Khi con người ta hết yêu, thậm chí không thể làm chủ cảm xúc của minh, họ có thể làm tổn thương mình và tổn thương người khác. Hành vi, tẩm xăn đốt người yêu vì hết yêu, vì giận, vì chia tay đang ngày một tăng và được tội phạm “ưa chuộng” sử dụng hiện nay. Thậm chí, có người sau khi tẩm xăng đốt người yêu xong cũng uống thuốc diệt chột tự tử. Vậy, tẩm xăng đốt người yêu có phải ngồi tù không? Pháp luật quy định thế nào về tội nay? Mời bạn đọc bài viết “Tẩm xăng đốt người yêu phải ngồi tù?” của Luật sư X dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là hành động tẩm xăng đốt người yêu?

Tẩm xăng đốt người yêu là việc: một người chuẩn bị sẵn xăng mang theo, sau đó theo dõi hoặc nắm được lịch trình của người bị hại và tìm thời cơ không có người khác để đổ xăng lên người nạn nhân, bật lửa và đốt.

Khi thực hiện hành vi tẩm xăng đốt người, đối tượng phạm tội đã nhận thức được hậu quả hành vi mà mình gây ra cho nạn nhân như: bị bỏng, hủy gương mặt hoặc tước đoạt tính mạng của nạn nhân.

Cần chú ý phân biệt hành vi: tâm xăng đốt người khác và đổ xăng đốt người khác. Vì tẩm xăng là việc đối tượng phạm tội có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, ý thức rõ ràng về hậu quả gây nên. Còn đổ xăng đốt người khác là việc đối tượng phạm tội không có sự chuẩn bị trước về công cụ phạm tội, thời gian – địa điểm gây án, thậm chí phạm tội trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh.

Quy định của pháp luật về việc tội tẩm xăng đốt người yêu phải ngồi tù?

—-> Trước hết, việc tẩm xăng hay đổ xăng đốt người đốt người khác đã vi phạm quyền được được sống của công dân (theo hiến pháp nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa – 2013). Sau đó, hành vi này đã xâm phạm sức khỏe, xâm phạm tính mạng con người (theo quy định Bộ luật dân sự 2015).

Vì vậy, hành vi tẩm/đổ xăng đốt người khác chắc chắn sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tùy theo nguyên nhân phạm tội, mục đích phạm tội, đã thực hiện được hành vi phạm tội chưa? Cố ý phạm tội hay vô ý?……. mà người phạm tội (tội phạm) phải chịu mức án tù khác nhau.

Đổ xăng đốt người yêu khi tinh thần bị kích động mạnh

Tinh thần trọng trạng thái kích động mạnh có thể là do bị nạn nhân xúc phạm qua lời nói, hành động. Do đó, dẫn tới vô cùng tức giận lấy xăng gần đó đổ vào người của người yêu đốt khi tức giận. Mục đích là làm bị thương người bị hại thay vì tước đi tính mạng của nạn nhân.

Như vậy, theo Điều 135 – Bộ luật hình sự 2015, “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Tẩm xăng đốt người yêu phải ngồi tù?

Tẩm xăng đốt người yêu với mục đích hủy dung

Khác với trường hợp đổ xăng đốt người do tình thần bị kích động mạnh thì tẩm xăng đốt người với mục đích hủy dung là có sự chuẩn bị trước về công cụ phạm tội, thời gian, địa điểm và mục đích.

Theo đó, tại Khoản 1, Điều 135 – Bộ luật hình sự 2015 “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.

Tuy nhiên, đây là khung hình phạt nhẹ nhất trong khung hình phạt tại Điều 135. Và tùy theo tính chất nghiêm trọng của tội phạm phải mà mức hình phạt tăng.

Có thể bạn quan tâm

Tẩm xăng đốt người yêu với mục đích tước đoạt tính mạng

Hành vi tẩm xăng đốt người yêu với mục đích tước đoạt tính mạng là hành vi nguy hiểm nhất và phải chịu khung hình phạt cao, hình phạt bổ sung theo quy định pháp luật. Bởi quyền được sống là quyền tối thiểu của mọi con người mà nay người bị hại lại bị tước đoạt mạng sống.

Như vậy, tội giết người theo Điều 123 – Bộ luật hình sự 2015, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;…… Người giết người không thuộc khoản 1 Điều này thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm,…. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Hậu quả của việc tẩm xăng đốt người yêu

Người gánh chịu hậu quả đau đớn, thiệt thòi nhất của hành vi này là người bị hại. Bởi không nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau bị tước đoạt tính mạng mà người thực hiện lại từng cùng mình nói chuyện yêu đương.

Tiếp đó, người phải gánh chịu hậu quả từ hành vi tẩm xăng đốt người là gia đình của người phạm tội. Bởi họ phải thay người phạm tội chi trả các chi phí về vật chất (bồi thường thiệt hại cho nạn nhân, án phí, phí Luật sư,…); Mặt khác họ phải chịu nỗi buồn, khổ về tinh thần (cái nhìn của xóm làng, của xã hội; Nỗi buồn, thất vọng về con – em – người thân của mình phạm tội,…)

Hành vi tẩm xăng đốt người yêu tưởng chừng chỉ là việc của hai người, hai gia đình (người phạm tội và nạn nhân) nhưng thực chất lại là gánh nặng, là nỗi lo của toàn xã hội. Khi phải chi trả các khoản chi phí xét xử vụ án,…. Và luôn lo lắng con ,em, người thân mình sẽ học theo những hành vi nguy hiểm trên.

——–> Trên đây là nội dung tư vấn về “Chồng bạo hành vợ có phải ngồi tù ?”.  Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ  Luật sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Tẩm xăng đốt người yêu phải ngồi tù?

—-> Trước hết, việc tẩm xăng hay đổ xăng đốt người đốt người khác đã vi phạm quyền được được sống của công dân (theo hiến pháp nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa – 2013). Sau đó, hành vi này đã xâm phạm sức khỏe, xâm phạm tính mạng con người (theo quy định Bộ luật dân sự 2015).
Vì vậy, hành vi tẩm/đổ xăng đốt người khác chắc chắn sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tùy theo nguyên nhân phạm tội, mục đích phạm tội, đã thực hiện được hành vi phạm tội chưa? Cố ý phạm tội hay vô ý?….. mà người phạm tội (tội phạm) phải chịu mức án tù khác nhau.

Tẩm xăng đốt người yêu với mục đích hủy dung là gì?

Khác với trường hợp đổ xăng đốt người do tình thần bị kích động mạnh thì tẩm xăng đốt người với mục đích hủy dung là có sự chuẩn bị trước về công cụ phạm tội, thời gian, địa điểm và mục đích.

Tẩm xăng đốt người yêu với mục đích tước đoạt tính mạng phải chịu án tù bao lâu?

Tội giết người theo Điều 123 – Bộ luật hình sự 2015, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;…… Người giết người không thuộc khoản 1 Điều này thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm,…. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận