Tâm sự khi đang sống ly thân

11/05/2022
Tâm sự khi đang sống ly thân
1005
Views

Thực tế, có nhiều cuộc hôn nhân xung quanh cuộc sống của chúng ta đang có vấn đề trầm trọng; nhưng vì không muốn đổ vỡ để tránh tổn thương cho con cái và ảnh hưởng đến danh dự, địa vị đang có. Mà nhiều người đã chọn giải pháp sống ly thân được xem là tối ưu nhất đối với các cặp vợ chồng.

Nếu “nguỵ trang” khéo léo, họ có thể vẫn duy trì được cuộc sống gia đình dù bên trong tình cảm đã “đường ai nấy đi”.  Ngoài sự lựa chọn vợ chồng ly thân sống ở hai nơi khác nhau; thì hiện nay còn có một số cặp vợ chồng chọn  sống “ly thân tại gia” tức ly hôn nhưng vẫn sống chung trong một gia đình. Nghĩa là họ vẫn sống chung một nhà, ăn cùng một mâm nhưng giường ai nấy ngủ, việc ai nấy làm. Hai người vẫn có trách nhiệm chung với con cái để che mắt người thân và mọi người xung quanh. 

Vậy tâm sự khi đang sống ly thân của mỗi người sẽ ra sao. Hãy cùng Luatsu247 tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé.

Cơ sở pháp lý

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP

Nghị định 126/2014/NĐ-CP

Sống ly thân

Sống ly thân được hiểu là tình trạng vợ chồng sống sống riêng với nhau; tách bạch với nhau. Tuy nhiên về mặt pháp luật họ vẫn giữ quan hệ vợ chồng; và được pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo vệ. Và khi sống ly thân thì mỗi người sẽ có những tâm sự khi đang sống ly thân khác nhau.

Tâm sự khi đang sống ly thân

Ngày nay thay vì lựa chọn ly hôn với nhau; nhưng vì thể diện gia đình; con cái; ảnh hưởng đến công việc mà nhiều người đã lựa chọn cách ly thân; sống xa nhau khi tình cảm vợ chồng đã không còn mặn nồng như trước. Sống ly thân cũng có rất nhiều kiểu khác nhau; và ở mỗi kiểu người sống ly thân lại có những tâm sự khác nhau.

Sống ly thân trong cùng nhà

Để cố gắng duy trì một cuộc hôn nhân; mặc dù không có tình yêu phần lớn là cũng bởi suy nghĩ vì lý do “tốt cho con”; thì chắc chắn nhiều người sẽ lựa chọn sống ly thân trong cùng nhà. Việc không còn tình cảm nhưng vẫn sống chung và gặp mặt nhau sẽ đem lại nhiều phiền phức hơn chon người đang sống ly thân.

Người Việt ta hay có câu “mắt không thấy, tim không đau”; mâu thuẫn trầm trọng dẫn đến ly hôn vẫn cứ ngày ngày dòn ép bạn không ngừng hằng ngày; sự xa cách ấy như một liều thuốc nổ mạnh thúc đẩy việc hay bạn nên kết thúc cuộc hôn nhân này và tiến hành ly hôn.

Hoặc một số suy khác khi lựa chọn sống ly thân trong cùng gia đình thì sau khi sống ly thân như thế bạn sẽ nhận ra rằng: Khi con bạn còn nhỏ, bé có thể không hiểu hết mọi thứ nhưng khi lớn lên, có một nhận thức nhất định, bé sẽ nhận ra tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Vì vậy việc ly thân sống chung nhà không phải là giải pháp tốt nhất mà nó là một liều thuốc độc giết chết tuổi thơ mong muốn được hạnh phúc của con cái.

Mặc dù không có quy định nào là khi ly thân không được sống chung cùng nhà cả. Nhưng chúng ta thấy đó việc sống ly thân trong cùng nhà không mang lại nhiều lợi ích góp phần giải quyết vấn đề; duy trì hạnh phúc gia đình mà chỉ toàn nhận lại thương đau.

Sống ly thân cách xa nhau

Sống ly thân cách xa nhau là một liều thuốc thử hiệu quả dành cho những ai chưa thật sự hiểu rõ nhau nhưng đã bước vào con đường hôn nhân; khi có những mâu thuẫn không thể hòa giải nhưng bạn vẫn không muốn buông xui cuộc hôn nhân này; muốn nhìn thấy bản thân; và muốn tìm một giải pháp phù hợp hơn cho cuộc sống hôn nhân của bản thân; thì sống ly thân cách xa nhau là sự lựa chọn hàng đầu.

Khi hai người quyết định kết hôn; nền tảng của tình yêu, những trách nhiệm rõ ràng không dễ gì bị từ chối được. Mối quan hệ hôn nhân không chỉ là quyền và trách nhiệm của nhau đối với nhau mà còn đối với con cái, họ hàng của cả hai bên …

Vì vậy, nếu bạn có thể bỏ qua quá khứ và tha thứ cho nhau, hãy cho đối phương cơ hội. Còn nếu không thể hàn gắn được nữa, không thể tha thứ cho nhau thì việc ly hôn các bạn cần phải nghĩ đến trong trường hợp này.

Khác với sống ly thân trong cùng nhà sẽ dẫn đến tỷ lệ ly hôn cao thì dường như đối với phương pháp sống ly thân cách xa nhau nhiều người sẽ sẵn sàng cho nhau cơ hội quay lại con đường hôn nhân của chính mình.

Nếu không quay lại với nhau được thì việc sống ly thân cách xa nhau sẽ tạo cho người sống ly thân một tâm trạng bình thản và an yên hơn so với sông ly thân trong cùng nhà. Từ đó việc duy trì vỏ bọc hôn nhân gia đình hạnh phúc cũng trở nên dễ dàng hơn; họ quen dần và có khi quen bẻn đi là mình đã là người đã có gia đình.

Sống ly thân cách xa nhau được xem là phương pháp đem lại hạnh phúc tốt nhất cho cả hai bên.

Tâm sự khi đang sống ly thân
Tâm sự khi đang sống ly thân

Nên sống ly thân hay tiến hành ly hôn

Nên ly thân hay ly hôn là tùy thuộc vào quan điểm mỗi người. Khi cuộc sống hôn nhân đang gặp phải nhiều mâu thuẫn; các cặp vợ chồng nên ly thân trước để cho nhau có thêm khoảng thời gian bình tĩnh và suy nghĩ và tránh đưa ra quyết định tại thời điểm nóng giận sẽ có thể gây hối hận về sau này.

Trong trường hợp không thể cứu vãn cuộc hôn nhân được nữa; hãy nghĩ đến lựa chọn tốt nhất là ly hôn. Vì cuộc sống có tốt đẹp hay hạnh phúc là do chúng ta tạo nên.

Ảnh hưởng con cái khi cha mẹ ly thân

Khi cha mẹ sống ly thân người bị ảnh hưởng lớn nhất vẫn thuộc về con cái; không chỉ về sức khoẻ mà cả về thể xác; và tinh thần.

Cảm giác bơ vơ, lạc lõng, thiệt thòi

Con cái của những người ly hôn sẽ không khỏi chạnh lòng khi trong thấy cảnh một người bạn đang vui vẻ, tay trong tay với bố mẹ của mình.

Ly hôn rồi bạn và đối phương sẽ tái hôn; hoặc không thì cũng sẽ có một tình yêu mới và các con sẽ phải vẫy vùng trong sự thiệt thòi và mất mát vì không còn nhận được trọn vẹn tình yêu thương của bố mẹ nữa.

Những ký ức đẹp đẽ về tổ ấm xưa không còn nữa, giờ đây chúng thấy mình bị bỏ rơi, như người thừa khi bố mẹ mải lo cho tình mới, tổ ấm mới mà không thường xuyên ghé thăm, hỏi han, quan tâm chúng.

Tính tình thất thường, dễ nổi nóng, cáu gắt

Đứa trẻ nào cũng cần sự giáo dục, dạy dỗ của bố và mẹ. Một chút nghiêm khắc và nguyên tắc của bố, cộng với một chút dịu dàng và nhẹ nhàng của mẹ sẽ giúp con trở thành một người toàn diện.

Với gia đình chỉ có bố hoặc mẹ thì việc kiểm soát, uốn nắn con sẽ không được nhiều nữa. Chưa kể bạn phải nai lưng ra làm việc gấp đôi để có tiền trang trải các chi phí không có nhiều thời gian dành cho con.

Con cái có bố mẹ ly hôn có khi sẽ hiếu chiến; hung hăng hơn bình thường, một số khác lại tự ti, rụt rè và sống khép kín, dễ xúc động và khóc nhiều hơn.

Việc học tập bị ảnh hưởng

Bố mẹ ly hôn có thể con cái sẽ phải thay đổi chỗ ở và trường học. Chúng rất nhạy cảm; việc đột ngột thay đổi môi trường sống sẽ khiến con áp lực khi phải làm quen thầy cô mới, bạn mới. Nhiều bạn sẽ không thể hòa nhập được, dẫn đến sợ hãi việc đi học. Việc bố mẹ ly hôn cũng làm gián đoạn hoặc làm sa sút việc học tập của con.

Ảnh hưởng đến hôn nhân của con sau này

Đây là ảnh hưởng dễ nhận ra nhất và cũng để lại hậu quả nhiều nhất. Làm cha mẹ ai không muốn con mình hạnh phúc phải không? Ai mà muốn con khổ đau; bất hạnh, bị coi thường; ai muốn con ăn cơm chan nước mắt, ai muốn con mình bị người nó yêu bỏ rơi, coi thường, ai muốn con sống vò võ cô đơn một đời héo úa phải không? Việc bố mẹ ly hôn sẽ dẫn đến hôn nhân của con cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Toà án có giải quyết ly thân không?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về vấn đề ly thân; Chính vì thế mà Tòa án sẽ không thể can thiệp vào quan hệ vợ chồng khi họ chưa có ý định ly hôn với nhau.

Tuy nhiên nếu trong thời gian ly hôn bạn muốn chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì Toà án vẫn giải quyết cho bạn.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tâm sự khi đang sống ly thân″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; mẫu tạm ngừng kinh doanh;hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Có được chia tài sản khi ly thân không?

Ly thân có được chia tài sản không? Là câu hỏi mỗi khi ly thân các cặp vợ chồng hay nghĩ đến. Và khi ly thân hoàn toàn có thể chia tài sản được.
Chia tài sản theo pháp luật; chia tài sản theo pháp đình; chia tài sản khi hôn nhân còn tồn tại; chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân còn tồn tại; chính là tên gọi dùng để chỉ việc chia tài sản khi ly thân.
Khi để tiến hành chia tài sản khi ly thân; vợ chồng có thể:
Tự thoả thuận phân chia tài sản (lập bằng văn bản và có công chứng);
Hoặc yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân.
Nếu yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản khi ly thân Toà án sẽ giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Đang ly thân có được sống chung như vợ chồng với người khác?

Việc sống chung với người khác khi ly thân là một trong những hành vi bị cấm; bởi họ vẫn còn trong chế độ quan hệ vợ chồng chứ không phải là họ đã độc thân. Dù đang ly thân thì quan hệ hôn nhân của vợ, chồng vẫn chưa chấm dứt. Do đó, đây có thể coi là hành vi ngoại tình.
Với hành vi ngoại tình, người vợ, chồng có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
– Bị phạt tiền đến 05 triệu đồng căn cứ theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Cụ thể, nếu đang có vợ/chồng mà chung sống như vợ, chồng với người khác hoặc chưa có vợ/chồng nhưng chung sống với người biết rõ đã có chồng/vợ thì sẽ bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng.
– Ngồi tù đến 3 năm: theo Điều 182 Bộ luật Hình sự về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng.

Ly thân thì có bị cấm chăm sóc con cái của mình không?

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con cái là người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình và không một ai có thể ngăn cản họ thực thiện quyền chăm sóc nuôi dưỡng con cái của chính họ. (Điều 69 và Điều 71 Luật HN và GĐ 2014).
Như vậy, dù hai vợ chồng chị đang ly thân thì bản thân người ly thân còn lại không có thẩm quyền cấm người ly thân gặp gỡ và chăm sóc của con của mình.
Với hành vi ngăn cản không cho vợ của mình gặp gỡ con gái, anh chồng trên có thể bị XPVPHC từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng (Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.