Tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh tối đa trong bao lâu

13/08/2021
Tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh
1386
Views

Sau khi Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực đã có nhiều sự thay đổi đối với hộ kinh doanh, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh. Với những quy định mới này, có thể tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh trong bao lâu? Hãy cùng phòng tư vấn luật doanh nghiệp của Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp luật

Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Hộ kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh là một loại hình khá phổ biến, được những người mới tham gia kinh doanh, nguồn vốn nhỏ lựa chọn để bắt đầu kinh doanh. Theo quy định của pháp luật hiện hành, ta có thể định nghĩa hộ kinh doanh như sau:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh có thể tạm ngừng kinh doanh trong bao lâu?

Khác với quy định cũ tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP; quy định thời gian tạm ngừng kinh doanh đối với hộ kinh doanh không được quá 01 năm. Nghị định 01/2021/NĐ-CP không quy định giới hạn thời gian tạm ngừng đối với hộ kinh doanh.

Như vậy, đối với quy định mới này hộ kinh doanh có thể tạm ngừng kinh doanh không giới hạn thời gian.

Tuy nhiên, việc tiến hành tạm ngừng kinh doanh cần phải được thông báo cho cơ quan chức năng nếu tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên. Hộ kinh doanh cần phải gửi thông báo bằng văn bản tới cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đang ký kinh doanh ít nhất là 3 ngày làm việc trước khi bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Trong thông báo tạm ngừng kinh doanh cần ghi rõ thời gian tạm ngừng kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét giải quyết cho hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh.

Trình tự, thủ tục giải quyết

Bước 1: chuẩn bị hồ sơ

+ Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh.

  • Thời hạn tạm ngừng kinh doanh
  • Lý do tạm ngừng kinh doanh

+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Bước 2: nộp hồ sơ

Có 02 cách thức để nộp hồ sơ, cụ thể:

  • Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa UBND cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch.
  • Nộp hồ sơ qua Cổng thông tin dịch vụ công của tỉnh/thành phố nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp Giấy xác nhận tạm ngừng kinh doanh cho hộ kinh doanh.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người đăng ký thủ tục.

Bước 3: Nhận kết quả

  • Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.

Xử phạt đối với những trường hợp hộ kinh doanh không thực hiện thông báo tạm ngừng kinh doanh.

Theo quy định điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP; khi tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên phải gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải được gửi trong thời hạn ít nhất 3 ngày làm việc trước khi tiến hành tạm ngừng kinh doanh. Các trường hợp hộ kinh doanh không tiến hành thông báo, thông báo không đúng quy định sẽ bị xử phạt. Căn cứ điều 42 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm trong tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh như sau:

+ Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký.

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
  • Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Biện pháp khắc phục hậu quả đối với trường hợp vi phạm trong thông báo tạm ngừng kinh doanh?

Sau khi xử phạt hành chính, buộc đối tượng vi phạm phải gửi thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện

Kinh doanh trước thời hạn tạm ngừng kinh doanh đã thông báo cần phải làm gì?

Đối với trường hợp này, Trước thời hạn trở lại kinh doanh ít nhất 03 ngày làm việc phải gửi thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh

Hồ sơ chấm dứt hoạt động kinh doanh?

– Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của Cơ quan thuế;
– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Các trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh?

– Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo;
– Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo
– Kinh doanh ngành, nghề bị cấm;
– Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập;
– Hộ kinh doanh không gửi báo cáo theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Nghị định này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
– Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận