Tải xuống mẫu giấy xác nhận sống chung như vợ chồng

11/08/2022
Giấy xác nhận sống chung như vợ chồng
1035
Views

Thay vì kết hôn, nhiều bạn trẻ hiện nay chọn cách sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân vì sợ lằng nhằng và về sau không hợp thì sẽ phải xin ly hôn. Nhưng nếu sống chung thì sẽ cần có giấy xác nhận sống chung như vợ chồng hay không? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Giấy xác nhận sống chung như vợ chồng” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Sống chung như vợ chồng là gì?

Theo Điều 3 , Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC quy định:

“Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…”

Theo Khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.”

Chung sống như vợ chồng có những đặc điểm cơ bản sau:

– Có đủ điều kiện kết hôn nhưng lại chung sống như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn

– Trong thời gian chung sống, hai bên coi nhau như vợ chồng

– Khi bắt đầu chung sống hai bên xác định sống với nhau lâu dài

Và cũng theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, kết hôn chính là việc nam và nữ cùng xác lập với nhau về quan hệ vợ chồng thông qua việc cùng nhau thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Như vậy, chỉ khi thực hiện xong thủ tục và có Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì mối quan hệ hôn nhân này mới được pháp luật thừa nhận, bảo vệ.

Những quyền và nghĩa vụ của hai bên mới có thể được xác lập và phát sinh. Do đó, những trường hợp mà nam, nữ không có đăng ký kết hôn mà vẫn sống với nhau như vợ chồng mặc dù có đủ điều kiện để kết hôn sẽ được coi là chung sống như vợ chồng.

Nam và nữ được coi là chung sống với nhau như vợ chồng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

– Nam, nữ về chung sống với nhau mặc dù không đăng ký kết hôn nhưng đã tổ chức lễ cưới theo phong tục với nhau.

– Việc đôi bên nam, nữ về chung sống với nhau mặc dù không đăng ký kết hôn nhưng đã được gia đình các bên chấp nhận.

– Nam, nữ về sống chung cùng nhau xây dựng gia đình, cùng quan tâm, chăm sóc lẫn nhau và việc về chung sống đó có người khác hay tổ chức chứng kiến.

Thời điểm phát sinh một trong những sự kiện trên sẽ được xác định là thời điểm mà nam, nữ bắt đầu cho việc có chung sống như vợ chồng với nhau.

Hậu quả của nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Giấy xác nhận sống chung như vợ chồng
Nam nữ sống chung như vợ chồng

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật Hôn nhân và gia 2014.

Việc giải quyết được tiến hành sau khi một trong hai bên có yêu cầu ly hôn gửi tới Tòa án. (Khoản 2 Điều 53 Luật Hôn nhân gia đình 2014) Tòa án sau khi thụ lý đơn sẽ tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng

Về giải quyết hậu quả của việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, tòa án sẽ giải quyết yêu cầu về con chung và quan hệ tài sản giữa hai người trong giai đoạn sống chung như sau:

Về con chung

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. (Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình)

Tại Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình quy định trường hợp con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

– Khả năng tài chính của bản thân (thu nhập, tiền lương hàng tháng, có ổn định hay không?); Chỗ ở, …

– Chứng cứ về việc bạo hành của người chồng

Đây sẽ là những chứng cứ để Tòa xác định chị có đủ điều kiện để nuôi dạy, chăm sóc cháu; tạo môi trường thuận lợi để cháu được phát triển.

Mẫu đơn xin xác nhận sống chung với nhau như vợ chồng

Sống chung như vợ chồng có vi phạm pháp luật không?

Nếu như cả hai người đáp ứng được điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp cấm t hôn quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 mà sống chung với nhau thì được coi là nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng và không trái với pháp luật. Tuy nhiên, không phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, khi hai bạn thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Sống chung không đăng ký kết hôn có phải làm thủ tục ly hôn không?

Theo quy định tại Điều 53 Luật hôn nhân gia đình 2014 về thụ lý đơn yêu cầu ly hôn:

“1. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”
Có thể thấy nếu hai người sống với nhau không làm thủ tục đăng ký kết hôn thì sẽ chỉ là quan hệ sống chung với nhau như vợ chồng mà không phải là quan hệ hôn nhân. Ủy ban nhân dân xã hướng dẫn sẽ hướng dẫn làm thủ tục ly hôn rồi mới đồng ý cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là không phù hợp. Vì không có quan hệ hôn nhân nên không thể giải quyết theo thủ tục ly hôn, bạn có quyền yêu cầu ly hôn tới Tòa án, Tòa vẫn sẽ thụ lý đơn nhưng không giải quyết theo thủ tục ly hôn mà sẽ ra tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng. Về thủ tục và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì căn cứ quy định tại Điều 19 Luật hôn nhân gia đình 2014 về cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Giấy xác nhận sống chung như vợ chồng”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, công chứng di chúc tại nhà, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Giải quyết việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn?

Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau: “Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này”.
Trường hợp sống chung mà không đăng ký kết hôn tức là chưa được pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng cũng như không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ với chồng; do đó trường hợp không muốn chung sống nữa thì cũng không phải làm thủ tục ly hôn. Còn tài sản được giải quyết được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con và trách nhiệm cấp dưỡng cho con được giải quyết theo Luật hôn nhân và gia đình 2014, theo đó:
–  Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự 2015 và các luật khác có liên quan.
–  Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
–  Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Xác nhận tình trạng hôn nhân khi đã chung sống như vợ chồng?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình: “Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.”
Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân quy định tại Điều 22 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:
Điều 22. Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
1. Người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nộp Tờ khai theo mẫu quy định. Trường hợp yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết hôn thì người yêu cầu phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết thì phải xuất trình hoặc nộp giấy tờ hợp lệ để chứng minh; nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này thì nộp bản sao trích lục hộ tịch tương ứng.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu. Nếu người yêu cầu có đủ điều kiện, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là phù hợp quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký cấp 01 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. Nội dung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi đúng tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu và mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
4. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình. Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương.
5. Ngay trong ngày nhận được văn bản trả lời, nếu thấy đủ cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
6. Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụng theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này, thì phải nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó.”

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.